CÁI HAY CỦA OKRs NẰM Ở ĐÂU? (PHẦN 2)

Đánh giá bài viết

Gần đây, đa số các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu về cách triển khai cũng như kinh nghiệm xây dựng OKRs. Và sắp tới mình cũng “xí xọn” được phù thuỷ OKRs Mai Xuân Đạt cho tham gia buổi Talkshow của ảnh về chủ đề liên quan đến OKRs, mình mong muốn chia sẻ đến các doanh nghiệp cách dùng cũng như các phương pháp và tư duy quản trị tốt hơn.

Trong phần 1 là mình đã chia sẻ về cách tạo Động lực cho nhân viên mà không dùng tiền và Tư duy quản trị từ dưới lên. Hôm nay tiếp theo của bài phần 1 về cái hay của OKR nằm ở đâu? Ở phần 2 này, mình sẽ tiếp tục chia sẻ về những Tư duy quản trị đằng sau cái gọi là OKRs. Đối với mình, OKRs không chỉ là công cụ quản trị, mà hơn hết nó còn là Tư duy quản trị.

Link của phần 1: https://wisebusiness.edu.vn/cai-hay-cua-okrs

caI-hay-cua-okrs

III. Mục tiêu tham vọng

Với OKRs, người lãnh đạo sẽ có tư duy tham vọng. Đó chính là điểm khác biệt giữa OKRs và KPI. KPI chỉ giới hạn bởi các mục tiêu công ty hay đội nhóm có thể đạt được (vì KPI gắn trực tiếp với lương thưởng, bạn không thể đưa KPI tham vọng hay cao được, vì khi nhân viên bạn không đạt KPI sẽ phải bị phạt về thưởng thì nếu đưa mục tiêu cao sẽ triệt tiêu mất động lực làm việc của nhân viên), còn OKRs áp dụng cho những mục tiêu tham vọng hoặc những dự án chưa có sẵn hoặc chưa được thực hiện trên thị trường. Ví dụ như để tạo nên sự thành công của các sản phẩm như Google Maps, hay Google Glass, Google đã áp dụng OKRs trong mô hình quản trị của mình.

caI-hay-cua-okrs

Bởi vậy, OKRs sẽ cho người lãnh đạo một tư duy là hãy đặt mục tiêu cao. Nhưng mà đặt mục tiêu cao mình sẽ hỏi lại câu hỏi là thế thì đội ngũ nhân sự có làm được không? Với OKRs, bạn phải có tư duy này và phải truyền đạt được đến nhân sự: “nếu bạn không lên được sao hỏa thì bạn cũng lên được mặt trăng”. Ví dụ với mục tiêu X5, X10 Doanh thu, nếu chúng ta không được X5 X10 thì việc X3 doanh thu cũng đã là một thành công. Và khi bạn X3 thì chắc chắn KPI sẽ vượt rồi, nhân viên sẽ được thưởng nhiều, họ sẽ happy hơn đúng không nào (thật sự mình đã quan sát thấy nhiều nhân viên happy hơn với OKRs)

Và khi bạn đặt mục tiêu cao, X5 X10 doanh thu thì cách làm của bạn nó sẽ khác so với đặt mục tiêu X2, X3.

caI-hay-cua-okrs

Do vậy bắt buộc người lãnh đạo cũng như đội ngũ sẽ suy nghĩ cách làm khác đi, đột phá và sáng tạo hơn để đạt mục tiêu tham vọng đó. Giống như việc bạn muốn đạt 10 điểm thì cách học của học của người 10 điểm sẽ khác với cách học của người đạt mục tiêu 7 điểm. Bên cạnh đó OKRs là việc áp dụng từ dưới lên, vậy nên 1 cái đầu của bạn không thể suy nghĩ bằng nhiều cái đầu của nhân viên cộng lại, chính vì thế, cả một đội ngũ từ nhân viên cho đến các lãnh đạo sẽ suy nghĩ làm sao cách để đạt được mục tiêu tham vọng đó. Nó sẽ kích hoạt được cái sự sáng tạo và tiềm năng. nhưng để làm được điều đó buộc lãnh đạo phải có tư duy rằng “bản chất con người là tốt, là sáng tạo”. Một cái đầu không thể sáng tạo bằng 10 cái đầu cộng lại được.

IV. Tư duy về sự tập trung

Tập trung là lợi ích thứ tư của OKRs vì khi bạn đặt OKRs, bạn bị giới hạn số lượng. Bạn có thể có nhiều hơn một mục tiêu, nhưng tốt nhất chỉ nên có từ 3-5 Mục tiêu (Objectives), mỗi mục tiêu nên có không quá 5 Kết quả chính (KRs). Không thể viết quá 5 Mục tiêu (O), cũng như 1 mục tiêu không thể viết quá 5 (KRs). Bởi vì bản chất chúng ta cần quan niệm rằng: “Làm một việc và hoàn thành sẽ tốt hơn là làm nhiều việc nhưng không hoàn thành việc nào cả”. “Uống một rượu cho hết thì tốt hơn là uống nhiều chai mà mỗi chai lở dở”, lãng phí đúng không nào (ở đây nhiều bạn sẽ không đồng ý vì muốn uống nhiều chai rượu đúng ko nào).

Khi bạn tập trung bạn sẽ đạt hiệu quả tối đa. Và bạn biết không? Khi bạn hoàn thành công việc thì về tâm lý học, bạn sẽ tiết ra hormone Dopamine giúp sảng khoái và tăng thêm năng lượng. Bạn từng có tâm lý “sướng” khi tick Done một task nào đó chưa?

Một trong những vấn đề của các doanh nghiệp đó là cái gì cũng tham nhưng mà cuối cùng không hoàn thành hết. Và OKRs cho phép người lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các nhân viên tư duy tập trung.

caI-hay-cua-okrs

OKRs cho phép các nhà lãnh đạo cũng như các nhân viên có tư duy về sự tập trung, sẽ giúp cho toàn bộ tổ chức hiểu rõ về những việc quan trọng hàng đầu mà công ty đang hướng tới. Điều đó truyền đi thông điệp rõ ràng và khiến cho mọi cá nhân đều có thể điều chỉnh mục tiêu của mình, hướng về mục tiêu của tổ chức.

– Lưu Minh Hiển –

Hãy THEO DÕI WISE Business và LIKE FANPAGE ngay để biết được những chia sẻ mới nhất ngay nhé !

---------- Đọc full toàn bộ bài viết: https://wisebusiness.edu.vn/cai-hay-cua-okrs-phan-2

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA GOOGLE: 12 YẾU TỐ ĐẶC BIỆT NHẤT

Brand Positioning Là Gì? Chiến Lược Xây Dựng Chi Tiết 2023

KEY VISUAL LÀ GÌ? CÁCH THIẾT KẾ KEY VISUAL CHUYÊN NGHIỆP