TỔNG HỢP 16 LĨNH VỰC NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH HOT Ở VIỆT NAM | WISE BUSINESS
Nhượng quyền kinh doanh – Franchise hiện nay đang rất phổ biến tại Việt Nam từ các lĩnh vực thời trang, ẩm thực đến bán lẻ, dịch vụ… Bởi nếu muốn kinh doanh riêng thì việc tạo dựng và phát triển một thương hiệu mới trên thị trường sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để tạo dựng chỗ đứng và được nhiều người biết đến.
Vì vậy, hình thức nhượng quyền kinh doanh đang là sự lựa chọn tối ưu của nhiều nhà đầu tư. Bài viết dưới đây WISE Business tổng hợp tất cả những thông tin bạn đang tìm kiếm về một hình thức kinh doanh nhượng quyền hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!
I. Nhượng quyền kinh doanh – Franchise là gì?
Nhượng quyền kinh doanh – Franchise là mô hình kinh doanh trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với các điều kiện sau:
– Việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ được thực hiện theo tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và phải gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương hiệu, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu thương mại, biểu tượng thương mại và quảng cáo của bên nhượng quyền.
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
– Bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền cho bên nhượng quyền và ký hợp đồng hoạt động theo các điều khoản quy định chung.
II. Các hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến hiện nay
1. Nhượng quyền thương hiệu theo mô hình kinh doanh toàn diện – Full business format franchise
Nhượng quyền theo mô hình kinh doanh toàn diện được cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong tất cả các mô hình nhượng quyền. Hoạt động này thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa các bên. Với thời gian hợp đồng từ trung hạn 5 năm đến dài hạn 20 năm hoặc 30 năm. Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 yếu tố cần thiết, bao gồm:
– Hệ thống kinh doanh (chiến lược, quy trình vận hành chuẩn hóa, mô hình, chính sách quản lý, hướng dẫn vận hành, đào tạo, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo).
– Kiến thức và bí quyết công nghệ sản xuất/ kinh doanh.
– Thương hiệu.
– Sản phẩm và dịch vụ.
Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản đó là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Ngoài ra, bên nhận quyền có thể trả thêm các khoản phí khác như phí thiết kế và trang trí cửa hàng, mua thiết bị, phí tiếp thị và quảng cáo, chênh lệch trong mua nguyên vật liệu…
2. Nhượng quyền thương hiệu theo mô hình kinh doanh không toàn diện – Non business format franchise
Nói một cách tổng quát, mô hình nhượng quyền thương mại không toàn diện có thể hiểu đơn giản là việc bên nhượng quyền chuyển giao một số yếu tố nhất định như nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức, tiếp thị và cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.
Đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền thường ít kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và doanh thu của bên nhượng quyền chủ yếu là từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ và chi phí sử dụng thương hiệu.
Các nhà nhượng quyền có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu và đi trước đối thủ cạnh tranh.
3. Nhượng quyền có tham gia quản lý – Management franchise
Hình thức nhượng quyền này khá phổ biến ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott,… Với hình thức này bên nhượng quyền thường hỗ trợ cung cấp người quản lý và vận hành doanh nghiệp, bên cạnh việc chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/ công thức kinh doanh.
Bạn xem toàn bộ bài viết tại đây nhé: https://wisebusiness.edu.vn/nhuong-quyen-kinh-doanh
Nhận xét
Đăng nhận xét