Iphone 14 ra mắt – Nhìn lại cách Apple xây dựng thương hiệu
Đến thời điểm hiện tại, iPhone 14 đang là hot search trên nhiều nền tảng mạng xã hội. Sự kiện ra mắt iPhone vào tháng 9 hằng năm đang được chú ý và mong đợi từ “fan” nhà Apple từ lâu. Theo thông tin mới nhất, iPhone 14 sẽ được công bố vào ngày 13.09 này và chỉ đến giữa tháng 10, máy chính hãng sẽ có mặt tại Việt Nam.
Chắc hẳn ai cũng nhận ra mỗi lần Apple tung ra sản phẩm mới, cộng đồng sẽ được một phen xôn xao bàn về thiết kế, cấu hình,… điều mà ít công ty nào làm được. Vậy đâu là nguyên nhân mà các sản phẩm do Apple sản xuất được hàng trăm triệu người hâm mộ trên thế giới ưa chuộng và khiến họ mạnh tay chi trả hàng năm mặc dù trên thị trường có rất nhiều thiết bị khác đang cạnh tranh?
Hãy cùng WISE Business tìm hiểu chiến lược xây dựng thương hiệu của Apple nhé!
I. Vài nét về Apple
Global revenue of Apple from 2004 to 2021 (in billion U.S. dollars)
- Apple là một trong những tập đoàn công nghệ chuyên về phần mềm máy tính, thiết kế, thiết bị điện tử tiêu dùng và một số dịch vụ trực tuyến khác.
- Công ty nằm trong top 5 công ty lớn của ngành công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cùng với Google, Amazon, Microsoft và Meta.
- Họ đã có mức tăng trưởng doanh thu đáng kinh ngạc trong giai đoạn 2004 – 2021, từ 8.2 tỷ đô la lên 365.82 tỷ đô la. Nhưng thành công của Apple không chỉ là kiếm được nhiều tiền hay bán được nhiều sản phẩm, thành công nằm ở cách họ đã thay đổi hoàn toàn cuộc chơi. Apple đã có một lượng người hâm mộ khổng lồ sẵn sàng xếp hàng trong nhiều giờ đồng hồ chỉ để nhận được phiên bản đầu tiên của bất kỳ sản phẩm mới nào của họ.
II. Mục tiêu và định vị của Apple
1. Mục tiêu
- Apple xây dựng thương hiệu của họ như một nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao và tiên tiến nhất.
- Khách hàng mục tiêu của Apple nhắm đến những khách hàng có mức thu nhập cao, sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm và dịch vụ công nghệ tốt nhất.
2. Định vị
Apple định vị dựa trên sự cạnh tranh. Do đó, Apple liên tục đầu tư vào R&D và giới thiệu các sản phẩm, tính năng sáng tạo mọi lúc để tạo ra sản phẩm công nghệ độc đáo cho thương hiệu. Từ đó giúp họ kết nối với khách hàng thông qua những trải nghiệm trên các sản phẩm của mình.
III. Apple có những điểm mạnh gì?
1. Thương hiệu có giá trị nhất
Apple được Interbrand xếp ở vị trí số 1 trong năm thứ 9 liên tiếp – với giá trị thương hiệu là 408 tỷ USD. Tiếp theo là Amazon đứng ở vị trí thứ 2 với giá trị thương hiệu là 249 tỷ đô la, và Microsoft đứng ở vị trí thứ 3 với giá trị thương hiệu là 210 tỷ đô la.
2. Mang tính biểu tượng toàn cầu
Apple là một trong những công ty được gọi tên đầu tiên khi nói đến máy tính tiên tiến được cá nhân hóa và sử dụng công nghệ thông minh. Nó có hàng triệu khách hàng trung thành với mức tăng trưởng ổn định.
3. Công nghệ hàng đầu
Apple là hãng đầu tiên giới thiệu một số sản phẩm sáng tạo nhất đã thay đổi thế giới (iPhone, iPad, AirPods). Apple vẫn quyết tâm xây dựng và chế tạo các thiết bị công nghệ tốt hơn và thành thạo hơn.
4. Thương hiệu của sự lựa chọn
Không quá bất ngờ khi Apple là một thương hiệu được ưa chuộng, đặc biệt là đối với các chuyên gia sáng tạo. Apple cung cấp các giải pháp công nghệ chất lượng hàng đầu cho mọi nhu cầu của công ty. Vì hiệu suất cao như Mac Pro hoặc iMac để thiết kế hình ảnh, sản xuất video và các công việc sáng tạo khác.
5. Nghiên cứu & Phát triển thành thạo
Đội ngũ Apple luôn cống hiến hết mình vào các sản phẩm thiết kế. Nghiên cứu kỹ lưỡng và nghiên cứu sâu rộng được thực hiện để giúp hiểu nhu cầu của khách hàng và các xu hướng thị trường. Hiện nay, Apple vẫn tiếp tục đầu tư một lượng tiền đáng kể vào nghiên cứu và phát triển để tăng trưởng trong tương lai và tạo lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, Apple đã chi 21,9 tỷ đô la (khoảng 6%) doanh thu của mình cho R&D.
6. Sử dụng Liam làm tăng khả năng phát triển bền vững
Liam – một robot tái chế iPhone có nhiệm vụ bóc tách linh kiện của iPhone. Hầu hết các linh kiện của iPhone đều có thể được sử dụng lại. Nó có thể được tái sử dụng và sau đó được phân loại và lưu trữ an toàn để chúng có thể được sử dụng cho quá trình sản xuất mới.
7. Mở rộng dịch vụ
Trong nhiều năm gần đây, Apple đã mở rộng các dịch vụ của mình. Ví dụ: khoảng 19% doanh thu hàng năm của Apple (68 tỷ đô la trong số 365 tỷ đô la trong năm, tài chính năm 2021) đến từ các dịch vụ của hãng, đóng góp lớn thứ hai vào doanh thu sau iPhone (52% doanh thu).
Các dịch vụ của Apple bao gồm cửa hàng nội dung kỹ thuật số, dịch vụ phát trực tuyến, iCloud, Apple Care, dịch vụ thanh toán, v.v. Gần đây, Apple đã giới thiệu nhiều dịch vụ mới, chẳng hạn như Apple TV +, Apple news +, Apple Card (dịch vụ thẻ tín dụng), Apple Arcade (đăng ký trò chơi) và Apple Fitness + v.v.
IV. Các trở ngại của Apple
1. Quảng cáo & Khuyến mại hạn chế
Apple cảm thấy không cần phải chi quá nhiều cho quảng cáo so với các thương hiệu lớn khác như P&G, Pepsi, Verizon và Coca Cola, v.v… Hoạt động marketing của Apple chủ yếu dựa vào các cửa hàng bán lẻ mang tính biểu tượng và hàng đầu của hãng.
2. Tham gia vào lĩnh vực mới
Apple đang dần lấn sân sang các dịch vụ mới như phát trực tuyến nội dung dung video, phát trực tuyến trò chơi, dịch vụ thanh toán (thẻ tín dụng) – cạnh tranh với các đối thủ thống trị như Netflix, Disney, Citi, Chase, Paypal, v.v.
3. Không tương thích với các phần mềm khác
Khi một khách hàng mua và sử dụng một sản phẩm của Apple, họ đã bước vào vũ trụ Apple. Các sản phẩm của Apple không hỗ trợ phần mềm hoặc công nghệ khác khiến chúng không tương thích với các thiết bị khác. Vì vậy, khách hàng phải chi trả thêm cho các phụ kiện hay ứng dụng của Apple để có trải nghiệm sản phẩm tốt hơn.
4. Không có biện pháp đối phó hiệu quả nào đối với AirTags
Mặc dù AirTags của Apple nhằm giúp mọi người tìm thấy các vật thường xuyên bị thất lạc bằng Bluetooth, nhưng công nghệ này cũng đang được sử dụng với mục đích xấu. Đã có rất nhiều trường hợp bọn tội phạm sử dụng AirTags để trộm xe và tệ nhất là rình rập mọi người.
V. Cơ hội của Apple trong tương lai
1. Con người ngày càng phụ thuộc vào công nghệ
Con người ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, đặc biệt là điện thoại di động. Họ quan tâm nhiều hơn đến thiết bị điện tử. Do đó, nhu cầu về các sản phẩm thông minh có thể tiếp tục tăng với tốc độ nhanh chóng.
2. Phát triển phần mềm tự lái
Xe ô tô tự lái đang dần trở nên phổ biến hơn. Apple có đủ chuyên môn để cung cấp công nghệ tự lái chứ không phải xe điện và xe hoàn toàn tự động.
Hiện tại, Apple đã hợp tác với Kia Motors (công ty mẹ Hyundai) để lắp ráp ô tô điện không người lái ở Georgia. Và theo Wall Street Journal, Kia sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2024 và sản xuất khoảng 100.000 xe trong năm đầu tiên.
3. Mở rộng dịch vụ phát trực tuyến nhạc
Dân số trẻ và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở các nền kinh tế mới nổi mang lại cơ hội vô cùng lớn. Apple đã có kế hoạch mở rộng các dịch vụ phát trực tuyến nhạc của mình sang 52 thị trường mới nổi ở Châu Phi và Trung Đông.
4. Công nghệ đeo thông minh
Apple đang có lợi thế với các dòng smart watch và AirPods. Theo Forbes, doanh số bán các thiết bị công nghệ đeo thông minh năm 2022 sẽ tăng gấp đôi so với năm ngoái, hơn 233 triệu thiết bị với trị giá 27 tỷ USD. Vì vậy, đây được xem là cơ hội lớn và các thiết bị này sẽ sớm được sử dụng rộng rãi hơn trên thế giới.
5. Thống trị trong Loa thông minh
Apple đang thống trị thị trường loa thông minh. HomePod mini của gã khổng lồ công nghệ đã thành công rực rỡ. Theo báo cáo của Strategy Analytics, Apple hiện đang chiếm 10,2% thị phần sau khi bán được 4 triệu chiếc loa thông minh.
VI. Các thách thức mà Apple phải đối mặt
1. Ảnh hưởng của Covid-19
Trong lĩnh vực sản xuất và chuỗi cung ứng Apple phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Các sự kiện gần đây đã ảnh hưởng đáng kể và làm gián đoạn hoạt động của nó. Ngoài ra, khoảng 18% trong số 365 tỷ USD doanh thu của hãng đến từ Trung Quốc (một thị trường lớn của Apple). Sự bùng phát đã ảnh hưởng đáng kể và có thể tiếp tục làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của Apple trong những năm tới.
2. Cạnh tranh ngày càng tăng
Mặc dù Apple đã và đang có vị thế riêng của mình nhưng họ vẫn phải đối mặt với những mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh. Với sự đổi mới và tiến bộ trong công nghệ, Apple đang có sự cạnh tranh từ các thương hiệu như Google, Samsung, Dell, HP, Lenovo,…
Khi sự cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, Apple phải nhanh chóng đổi mới mình để có thể đi xa hơn đối thủ trong mọi mặt.
Hiện tại, Android đã chiếm được 72,23% thị phần, trong khi Apple chỉ chiếm 24,55% thị phần trên toàn cầu.
3. Thuế quan Trung Quốc
Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc được chính phủ Hoa Kỳ áp mức thuế cao hơn, nên sẽ tăng giá thành. Do đó, nó có thể làm cho sản phẩm trở nên đắt hơn đối với khách hàng.
4. Các vụ kiện
Apple đã phải hứng chịu 60 vụ kiện tập thể. Khi Apple thừa nhận rằng họ cố tình điều chỉnh hiệu suất CPU trên các mẫu iPhone có pin cũ hơn và kém chất lượng, khách hàng đã rất phẫn nộ và bối rối.
Gã khổng lồ công nghệ tuyên bố rằng họ đã làm như vậy để tránh bị tắt máy đột ngột. Mặc dù đã được làm rõ nhưng khách hàng vẫn cảm thấy bị lừa vì Apple không coi trọng sự bảo mật. Do đó, một số người đã đưa đơn kiện công ty.
Các hành động của Apple dường như đang làm giảm giá trị bán lại của các thiết bị của họ và buộc khách hàng của họ phải chuyển sang các phiên bản mới hơn.
5. Tiềm năng thị trường cho máy tính bảng và điện thoại thông minh
Nhu cầu điện thoại thông minh đã giảm. Một lý do có vẻ quan trọng nhất đó là một cá nhân giữ điện thoại thông minh trong khoảng 2,5 đến 3 năm sau khi họ mua nó.
Hầu hết mọi người không thấy bất kỳ lý do thuyết phục nào để mua một chiếc điện thoại di động mới khi chiếc điện thoại cũ của chúng hoạt động hoàn toàn tốt. Kết quả là doanh số bán điện thoại thông minh đã chậm lại.
VII. Chiến lược Marketing theo mô hình Marketing Mix của Apple
1. Product (Sản phẩm)
WISE Business sẽ liệt kê các dòng sản phẩm chính của Apple:
- Mac: Sản phẩm được ra mắt vào năm 1984 và là một trong những sản phẩm tiên phong của Apple. Đây là máy tính cá nhân đầu tiên sử dụng chuột, các nền tảng và giao diện đồ họa dành cho người dùng. Nó vẫn rất phổ biến cho đến ngày nay với các mẫu như: iMac, Mac Pro, MacBook Air, MacBook Pro và MacBook.
- iPhone: Với tính năng cảm ứng da điểm, Apple là một trong những thương hiệu tiên phong với dòng điện thoại thông minh. Và nó vẫn rất thịnh hành cho đến hiện tại. Apple vẫn tiếp tục cho ra các sản phẩm mới tới công chúng và iPhone 14 sẽ được ra mắt trong tháng 9 tới.
- iPod: Là phiên bản di động của máy nghe nhạc kỹ thuật số. Apple hiện đã có các dòng iPod Touch, iPod Nano, iPod Shuffle,…
- Apple Watch: Về cơ bản, đây là chiếc đồng hồ mà người dùng có thể theo dõi tình hình sức khỏe của họ.
- Phần mềm và các dịch vụ khác: Một lợi thế cạnh tranh của Apple là macOs (hệ điều hành do Apple phát triển)
- iPad: Ra đời sau iPhone nhưng là sản phẩm rất được ưa chuộng. Nó có chức năng và thiết kế ưu việt, cho phép người dùng đông bộ trên điện thoại thông mình và máy tính xách tay
2. Price (Giá cả)
Apple tạo ấn tượng cho khách hàng của mình bằng cách mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất có thể, điều này “biện minh” cho mức giá cao cấp của hãng. Với khả năng tạo ra các sản phẩm với công nghệ và tình năng tiên tiến, thương hiệu cũng không hạ thấp giá để phù hợp túi tiền cho tất cả mọi người.
Apple thể hiện chất lượng cho các sản phẩm của mình bằng các thiết kế, trải nghiệm khách hàng, chất lượng sản phẩm,… Và một khi khách hàng đã bị thu hút bởi sản phẩm của Apple, nhiều khả năng họ sẽ không chuyển sang các thương hiệu khác nữa.
Bên cạnh việc định giá cao cấp, Apple cũng tích hợp tính năng lướt giá khi họ đặt giá cao hơn nhiều cho sản phẩm mới hơn, và sau đó hạ thấp chúng xuống.
3. Place (Địa điểm)
- Cửa hàng Apple: Apple có hơn 500 cửa hàng bán lẻ tại 15 quốc gia trên toàn cầu. Các cửa hàng được đặt tại nơi có các khu mua sắm sầm uất, các trung tâm mua sắm chất lượng. Nội thất của mỗi của hàng bán lẻ được thiết kế rộng rãi, hiện đại để khách hàng của họ có thể trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
- Cửa hàng trực tuyến: Apple cũng có một website chính thức để khách hàng có thể truy cập và mua sản phẩm của hãng. Điều này phù hợp với những ai không có đủ điều kiện để đến cửa hàng trực tiếp của Apple.
- Người bán sỉ: Khách hàng cũng có thể tìm đến những nhà bán sỉ vì họ cũng là nguồn cung cấp các loại sản phẩm của Apple.
- Người bán lẻ: Apple cũng hợp tác với các nhà bán lẻ được ủy quyền cho các sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong số đó là T-Mobile, Mobile Guru ở New York và Argos, Carphone Warehouse ở London.
- Nhà cung cấp mạng di động bên thứ ba: AT&T Inc., Vodafone Group và Verizon Communications Inc. Đây là một số nhà cung cấp dịch vụ mạng di động bán các sản phẩm của Apple.
4. Promotion (quảng bá)
Apple thực hiện nhiều cách quảng bá khác nhau cho sản phẩm của mình:
- Quảng cáo: Apple kết hợp với nhiều website lớn để quảng cáo cho các sản phẩm của họ.
- Bán hàng cá nhân: Đối với nhân viên tại Apple Store – những người làm việc trực tiếp với khách hàng, họ cung cấp thông tin cụ thể về sản phẩm với mục đích thuyết phục người mua.
- Khuyến mại: Các sản phẩm đời cũ được bán với giá chiết khấu kèm với các sản phẩm đời mới ở phân cấp cao hơn.
- Quan hệ công chúng: Để tối ưu hóa hình ảnh công ty. Ví dụ sự kiện hãng rò rỉ các thông tin về sản phẩm mới, được báo chí tích cực truyền thông đến công chúng.
VIII. Bài học về chiến lược xây dựng thương hiệu của Apple
1. Hiểu rõ giá trị của sản phẩm
Một số doanh nghiệp công nghệ đang định vị sản phẩm của mình cạnh tranh về giá. Đó là sự lựa chọn của họ nhưng thực tế cho thấy cạnh tranh về giá gây ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp của bạn. Apple hiểu điều này và không tập trung vào giá. Đó là chiến lược hiệu quả của Apple và nó mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho họ.
Ví dụ: Cùng một bộ vi xử lý lõi i5 và 13,3 inch. Nhưng chỉ cần $750 là bạn đã có phiên bản PC của máy Dell Inspiron trong khi phải hơn $1000 bạn mới có chiếc Macbook Pro.
Vậy chúng khác nhau chỗ nào? Đó là vì chất lượng linh kiện và phụ tùng sản phẩm luôn được công ty đặt lên hàng đầu.
2. Tầm quan trọng của chủ nghĩa tối giản
Trải nghiệm người dùng được Apple chủ trương theo chủ nghĩa tối giản. Ngay cả trong tên gọi như: iPhone, iPad, iMac,… hết sức dễ nhớ và có sức hút trên thị trường. Bên cạnh đó thiết kế, phối màu của sản phẩm cũng được đơn giản hóa, họ cũng trang bị các tính năng hướng dẫn sử dụng, giải đáp thắc mắc đơn giản. Ví dụ trên trang web, họ không sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành công nghệ mà họ đơn giản hóa trong các trình bày. Không cầu kỳ, sử dụng thuật ngữ chuyên ngành nhưng vẫn đáp ứng lợi ích khách hàng cần.
3. Cố gắng cải thiện trải nghiệm của khách hàng
Bạn có biết rằng, mỗi một sản phẩm của Apple đã có rất nhiều người hâm mộ tạo ra hàng nghìn, hàng triệu video “đập hộp” mới từ Apple. Và nó như xu hướng, dần trở nên phổ biển khắp nơi. Vì Apple đã xây dựng trải nghiệm khách hàng tuyệt vời, họ thậm chi không cần phải chi nhiều tiền cho các chiến lược Marketing.
Apple luôn nắm bắt được nguyện vọng của khách hàng và xu thế thông qua các thiết kế, quảng cáo, tiếp nhận phản hồi khách hàng. Sản phẩm của Apple tạo cảm giác sang trọng, nổi bật với logo hình quả táo. Bởi vì hiểu được tâm lý khách hàng rằng họ muốn thể hiện bản thân, thể hiện mình có sản phẩm công nghệ hiện đại bậc nhất nên hầu hết những ai đã sử dụng các sản phẩm từ Apple, đặc biệt là dòng điện thoại iPhone thì rất khó chuyển sang thương hiệu khác.
4. Tập trung vào cảm xúc của khách hàng
Một ví dụ cho thấy cảm nhận tích cực về doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến niềm tin về thương hiệu:
Năm 2010, Apple tung ra video quảng cáo đầu tiên cho iPad với nội dung hết sức đơn giản. Chỉ là hình ảnh vui vẻ và thoải mái của mọi người khi trải nghiệm sản phẩm mới. Thậm chí họ còn không nói chuyện mà chỉ tập trung vào trải nghiệm chiếc iPad. Nhưng nó đã đánh thẳng vào cảm xúc của khách hàng thay vì túi tiền của họ. Apple hiểu rằng, chìa khóa thành công là sự kết nối cảm xúc.
5. Xây dựng cộng đồng người dùng
Trong suốt những năm qua, Apple đã thực sự làm việc chăm chỉ để xây dựng một cộng đồng người tiêu dùng lớn mạnh, ở mọi nơi trên thế giới. Hình ảnh hàng trăm người xếp hàng mua sản phẩm mới tại mỗi cửa hàng Apple đã không còn là hình ảnh xa lạ. Apple đã xây dựng một cộng đồng người tiêu dùng thân thiện, tích cực, vui vẻ và xây dựng một chiến lược tiếp thị khiến mọi khách hàng đều muốn gắn bó với cộng đồng đó.
Chiến lược xây dựng thương hiệu của Apple không chỉ mang lại sự thành công mà như một lời khẳng định lời tuyên ngôn của “nhà Táo khuyết” về chất lượng và định hướng phát triển trong tương lai.
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu phần nào hơn về công ty công nghệ hàng đầu Apple. Theo dõi website WISE Business, group GIÀU LÊN NHỜ MARKETING và group Zalo CHIA SẺ BÍ QUYẾT KHỞI NGHIỆP để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhé!
---------- Đọc full toàn bộ bài viết: https://wisebusiness.edu.vn/apple-xay-dung-thuong-hieu
Nhận xét
Đăng nhận xét