Phân tích chiến lược kinh doanh của The Coffee House | Tuyệt kỹ 5 chữ P

Đánh giá bài viết

Được xem là thương hiệu cà phê có xuất phát điểm khá muộn, tưởng chừng như có thể bị nuốt chửng bởi các “ông lớn” cùng ngành, nhưng những gì The Coffee House đang thể hiện lại chứng minh điều trái ngược. Nhờ sự nhanh nhạy trong việc tìm hiểu thị trường nội địa và triển khai các chiến lược Marketing đúng đắn, thương hiệu này đã trở thành một trong những chuỗi caf phê có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc. 

Nắm bắt được khoảng trống trong thị trường ngành F&B và xu hướng cà phê trong tương lai, khi mức sống của người tiêu dùng ngày càng phát triển dẫn đến gia tăng nhu cầu giao lưu, gặp gỡ và yêu cầu của khách hàng không chỉ dừng ở việc thức uống ngon mà không gian cũng cần phải thật hiện đại và thoải mái. The Coffee House đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này và ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động của mình thông qua chuỗi cửa hàng tại các thành phố lớn. Trong bài viết sau đây, hãy cùng WISE Business tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của The Coffee House nhé!

chien-luoc-kinh-doanh-cua-the-coffee-house

I. Phân tích chiến lược kinh doanh của The Coffee House – mô hình SWOT

SWOT là cụm từ viết tắt của bốn từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – Mô hình SWOT là một công cụ phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm hỗ trợ công tác quản lý, phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, từ đó thiết lập các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Thông qua phân tích của công cụ SWOT, doanh nghiệp có thể xác định rõ ràng mục tiêu của mình cũng như có sự nhìn nhận khách quan về bộ máy tổ chức để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp với mục đích chính là tăng doanh thu.

Về mô hình SWOT của The Coffee House, thương hiệu này sở hữu những điểm mạnh cần được phát huy bên cạnh các điểm yếu cần khắc phục như sau:

1. Phân tích chiến lược kinh doanh của The Coffee House – Strengths (Điểm mạnh)

So với nhiều “ông lớn” cùng ngành, The Coffee House vẫn là một thương hiệu non trẻ chỉ với 8 năm thành lập, tuy nhiên điều đó cũng không thể ngăn “Nhà cà phê” trở thành một trong những thương hiệu chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường cà phê. Trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, nhưng chuỗi cà phê này vẫn tiếp tục giữ vững vị thế và mang về mức doanh thu lớn thứ 3 chỉ sau Highlands và Phúc Long.

Với chính sách “Lấy khách hàng làm trung tâm”, The Coffee House đã xây dựng nên hình ảnh thương hiệu hiện đại và thân thiện với khách hàng. Điều này không những giúp níu chân khách hàng mà còn thiết lập sự trung thành và tận tụy của nhân sự.

Ngoài ra, vị trí của hệ thống cửa hàng The Coffee House cũng là một điểm mạnh đáng kể, khi mà phần lớn đều được đặt tại các trung tâm thương mại hoặc các vị trí đắc địa. Nhờ lợi thế này, “Nhà cà phê” đã thu hút và tiếp cận được lượng khách hàng khá lớn.

2. Phân tích chiến lược kinh doanh của The Coffee House – Weaknesses (Điểm yếu)

Mặc dù sở hữu mức doanh thu khủng và nằm trong top 3 thương hiệu cà phê lớn nhất Việt Nam nhưng xét về mặt lợi nhuận, The Coffee House lại là một trong những thương hiệu lỗ nặng nhất. Đơn cử như việc mặc dù nằm trong top 5 thương hiệu cà phê có doanh thu lớn nhất vào năm 2022 nhưng thương hiệu này vẫn có mức thua lỗ thứ hai chỉ sau Trung Nguyên Franchising. 

Nguyên nhân chính là vì các cửa hàng của The Coffee House đều được đặt ở trung tâm thành phố nên vẫn chưa tiếp cận được các khách hàng ở những vùng xa hơn. Bên cạnh đó, việc đẩy nhanh mở rộng hệ thống cửa hàng thông qua hình thức kinh doanh nhượng quyền cũng khiến thương hiệu này gặp khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát cửa hàng cũng như đào tạo đội ngũ nhân sự.

chien-luoc-kinh-doanh-cua-the-coffee-house

3. Phân tích chiến lược kinh doanh của The Coffee House – Opportunities (Cơ hội)

Việt Nam là một thị trường sở hữu tiềm năng khá lớn. Theo ước tính, giá trị của thị trường cà phê Việt Nam sẽ rơi vào khoảng 1 tỷ USD. Kết hợp với sự hội nhập và toàn cầu hóa, người Việt cũng dần hình thành thói quen ngồi quán cà phê để thưởng thức. Vì vậy, nếu biết cách nắm bắt thì đây là cơ hội cực kỳ tốt giúp thương hiệu phát triển vượt trội.

Ngoài ra, văn hóa hay phong tục tập quán cũng là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, khi đây là những giá trị đã ăn sâu vào tiềm thức của những người dân địa phương.  Là một thương hiệu nội địa, The Coffee House đã tận dụng rất tốt lợi thế của mình so với các thương hiệu nước ngoài. Hiểu rõ được văn hóa của địa phương đã giúp “Nhà cà phê” đưa ra những dòng sản phẩm và chiến lược truyền thông phù hợp với thị hiếu và thuần phong mỹ tục của người dân.

4. Phân tích chiến lược kinh doanh của The Coffee House – Threats (Thách thức)

Chính vì sự trở mình mạnh mẽ của thị trường cà phê Việt Nam mà The Coffee House cũng phải chịu sự cạnh tranh cao đến từ những đối thủ lớn cả ở trong nước và nước ngoài như Highlands, Starbucks, Trung Nguyên,…

Đồng thời, với sự đa dạng của ngành F&B, khách hàng có nhiều sự lựa chọn nên càng gây áp lực lớn về sự đổi mới và phong phú đối với các thương hiệu nói chung và The Coffee House nói riêng.

II. 5 chữ P trong chiến lược kinh doanh của The Coffee House

1. Chiến lược Marketing của The Coffee House về sản phẩm (Product)

Sản phẩm luôn là cốt lõi của mọi doanh nghiệp, và một sản phẩm tốt cần đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng để đảm bảo không bị đối thủ giành mất thị phần hoặc thậm chí bị đào thải khỏi thị trường.

Được xem là một trong những điểm mạnh làm nên sự thành công của The Coffee House, sản phẩm của thương hiệu này hợp khẩu vị với đa số khách hàng người Việt Nam và không quá kén người dùng. Tại các cửa hàng của The Coffee House, bên cạnh việc thưởng thức những món đồ uống thông thường, khách hàng cũng có thể nhâm nhi những món bánh hoặc snack ăn vặt. Đây là một trong những yếu tố trọng điểm trong chiến lược Marketing Mix của thương hiệu này.

Trước hết là về đồ uống, có thể nhận thấy dòng thức uống của The Coffee House được chia ra làm 3 nhóm chính:

  • Nhóm 1 – Cà phê gồm những sản phẩm: Cà phê đen, Cà phê sữa, Bạc xỉu, Latte…
  • Nhóm 2 – Trà trái cây, trà sữa gồm những sản phẩm: Trà đào cam sả, Trà đen, Hồng trà sữa, Trà hạt sen, Trà sữa Oolong…
  • Nhóm 3 – Đá xay gồm những sản phẩm: Chocolate đá xay, Cà phê đá xay, Cookie đá xay…

Mặc dù sở hữu menu đồ uống phong phú và đa dạng nhưng có thể dễ dàng nhận thấy sản phẩm chủ lực của The Coffee House vẫn là Trà đào cam sả. Bởi sản phẩm này luôn được ưu ái xuất hiện trong mọi chiến dịch quảng cáo. Ngoài ra, The Coffee House cũng gây ấn tượng và tạo sự mới mẻ cho khách hàng bằng cách ra mắt các sản phẩm mới vào các dịp lễ tết hay giáng sinh.

Tiếp đến là thức ăn, ở nhóm này The Coffee House chú trọng vào 2 dòng chính là: Bánh và Snack. Đây có thể được coi như cross-selling hay sản phẩm đường dẫn ở bất kỳ hàng cà phê nào. Lý do là vì những loại thức ăn như bánh hay Snack sẽ dễ gây khát nước, từ đó nhãn hàng cũng có thể đẩy số lượng nước uống bán ra. Ngoài ra, “Nhà cà phê” với định vị là nơi dừng chân để thư giãn thì việc mở rộng danh mục sản phẩm là rất cần thiết để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Vào các dịp đặc biệt, bên cạnh đồ uống, The Coffee House cũng cho ra mắt các dòng bánh mới như các mẫu bánh trung thu vào tháng 8 âm lịch hàng năm, giúp khách hàng có thêm gợi ý và sự lựa chọn về món quà dành cho người thân, hay đối tác của mình.

chien-luoc-kinh-doanh-cua-the-coffee-house

2. Chiến lược Marketing của The Coffee House về giá (Price)

Giá (Price) là một trong bốn yếu tố quan trọng tạo nên chiến lược Marketing Mix hoàn hảo dành cho doanh nghiệp. Giá cả đóng vai trò quyết định hành động mua hàng của người tiêu dùng, còn đối với công ty, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cạnh tranh trên thị trường, mức doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Hiện nay, thị trường cà phê ngày càng mở rộng với sự phát triển không ngừng của các thương hiệu trong nước hay sự gia nhập từ các thương hiệu nước ngoài. Vì vậy, để nâng cao thị phần và cạnh tranh với các ông lớn như Starbucks, Highlands, Phúc Long,… The Coffee House đã áp dụng chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập thị trường (Penetration Pricing Strategy). Đây là một chiến lược Marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn so với thị trường trong lần chào bán đầu tiên, với mục tiêu lôi kéo người tiêu dùng sử dụng sản phẩm và củng cố thêm thị phần với hy vọng giữ chân khách hàng khi giá bán trở lại mức bình thường.

Trong khi các “ông lớn” như Starbucks hay The Coffee Bean & Tea Leaf định vị thương hiệu cao cấp khi nhắm tới khách hàng mục tiêu là những vị khách nước ngoài ưa chuộng cà phê ngoại, dân văn phòng hoặc khách hàng có mức thu nhập cao. Hoặc như Trung Nguyên định vị thương hiệu tầm trung nhưng phân khúc rõ ràng dành cho những khách hàng yêu thích hương vị cà phê truyền thống, còn tầm giá từ 30.000 – 50.000 vẫn còn bỏ ngỏ. Nắm bắt cơ hội này, “Nhà cà phê” bắt đầu nhảy vào thị trường phân khúc tầm trung với số lượng khách hàng đông đảo và nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những thương hiệu cà phê lớn nhất tại Việt Nam.

3. Chiến lược Marketing của The Coffee House về hệ thống phân phối (Place)

Tại những khu phố sầm uất hay những mặt tiền đắc địa, chúng ta đều có thể bắt gặp bóng dáng quen thuộc của những cửa hàng The Coffee House. Đặc điểm chung của những vị trí này là giao thông đông đúc, mật độ dân số cao, sở hữu view đường phố bắt mắt để dễ dàng tạo sự chú ý và đem đến sự thuận tiện cho khách hàng. Tính đến thời điểm hiện tại, chuỗi cà phê này đã mở rộng phạm vi đến hơn 170 cửa hàng trên khắp các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang,…

Bên cạnh đó, thương hiệu này cũng triển khai dịch vụ giao hàng tận nơi thông qua ứng dụng điện thoại The Coffee House hay website thecoffeehouse.com. Và mới đây, “Nhà cà phê” cũng đã bắt đầu hợp tác với các nền tảng thứ 3 như Grab, Bae Min, Shopee Food để thích nghi với đại dịch Covid-19 và thực hiện đúng chính sách “Lấy khách hàng làm trọng tâm” – có mặt ở bất cứ nơi đâu khách hàng cần. Có thể nói rằng, The Coffee House đã có chiến lược phân phối rất đúng đắn. Nhờ đó mà hiện nay, số lượng khách hàng mỗi ngày mà thương hiệu cà phê này phục vụ phục vụ lên tới con số 20.000 người.

chien-luoc-kinh-doanh-cua-the-coffee-house

4. Chiến lược Marketing của The Coffee House về quảng cáo

Với xu thế mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, The Coffee House cũng không đứng ngoài cuộc đua khi luôn đưa ra những chiến dịch truyền thông bài bản với lựa chọn khách hàng làm trung tâm và kể những câu chuyện xoay quanh họ. Thấu hiểu được khách hàng muốn nghe gì, xem gì và tâm tư của họ như thế nào, The Coffee House đã tiếp cận những khách hàng tiềm năng một cách gần gũi, dễ chịu bằng những thông điệp ý nghĩa, nhẹ nhàng. Điển hình là phim ngắn Tết “Người mẹ” với nội dung truyền tải “Ở đâu có quan tâm chân thành ở đó có Tết” đã giúp The Coffee House tiếp tục khẳng định sứ mệnh lâu dài từ trước tới nay chính là lan toả những yêu thương chân thành trong cuộc sống.

Với ý nghĩa tốt đẹp, phim ngắn này không những thu hút được sự chú ý của một lượng lớn khách hàng mà còn gây xúc động mạnh mẽ đến những người con xa quê chỉ mong mỏi về nhà. Đồng thời, thương hiệu này cũng khởi động các chiến dịch mang giá trị nhân văn như chuyến xe “Cảm ơn những anh hùng thầm lặng” hay mang hàng ngàn ly café tới những con người vẫn đang âm thầm phục vụ cộng đồng: Những Nữ Tu Sĩ ở các mái ấm tình thương, Hiệp sĩ đường phố, các anh chị nhân viên Vệ sinh đường phố… vào những ngày cận Tết và 30 Tết. Kết quả là chiến dịch này đã mang lại sự thành công cực kỳ lớn cho The Coffee House với gần 12 triệu lượt tiếp cận, hơn 6 triệu lượt xem và gần 120.000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội. 

Ngoài ra, The Coffee House cũng là thương hiệu rất biết cách “chiều” lòng khách hàng khi liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi như các combo giảm 20% hay thậm chí là 30-35%. Chuỗi cà phê này cũng thường xuyên liên kết với các ví điện tử như Momo, Shopee Pay để tung ra các chương trình giảm giá hoặc hoàn tiền.

chien-luoc-kinh-doanh-cua-the-coffee-house

5. Chiến dịch Marketing của The Coffee House về cơ sở vật chất (Physical Evidence)

Câu chuyện của The Coffee house không chỉ dừng ở việc xây dựng tại những vị trí đắc địa hay những thức uống đáp ứng khẩu vị chung của công chúng mà xa hơn nữa, là sự thấu hiểu khách hàng và luôn đổi mới để tìm ra giải pháp tốt nhất. Sự tinh tế thể hiện từ việc “đo ni đóng lại” từng chiếc bàn, chiếc ghế hay sắp xếp không gian để luôn mang đến sự thoải mái nhất cho khách hàng.

Xuất phát từ thói quen của người dùng khi đến quán, đội ngũ The Coffee House luôn quan sát và lưu tâm để hiểu được họ cần gì. Từ chuyện treo đèn vị trí nào để khách ngồi không bị chói mắt hay không bị thiếu ánh sáng nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho đến việc bày trí quầy thu ngân vừa “tầm với” khách hàng. 

Nhìn cách vận hành của “Nhà cà phê” cũng như sự “tinh tế” họ dành cho khách hàng của mình, đủ hiểu lý do làm nên sự chuyển mình thành công của thương hiệu này. Bởi điều gì xuất phát từ phía khách hàng cũng chính là yếu tố giữ chân khách hàng, đồ uống ngon, không gian đẹp kèm thêm văn hóa “thấu hiểu” sẽ giúp cho sự nhân rộng, phát triển của The Coffee House càng vươn xa hơn nữa.

III. Cách ứng dụng chiến lược kinh doanh của The Coffee House trong doanh nghiệp của bạn hiệu quả nhất

1. Cách xây dựng chiến lược Marketing

The Coffee House đã thành công và từng bước khẳng định mình trong ngành F&B nhờ những chiến ldịch truyền thông đúng đắn, phù hợp với xu thế của khách hàng. Vì vậy, có thể thấy Marketing là một yếu tố không thể thiếu để làm nên sự thành công của doanh nghiệp.

Điểm lại tổng thể các chiến dịch trong chiến lược Marketing của The Coffee House:

  • Mô hình SWOT
  • Chiến lược Marketing Mix 5P

2. Tập trung vào giá trị của sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp

Case study của The Coffee House thật sự là một bài học xứng đáng để các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và ngành hàng giao nhận nói riêng, theo dõi và ứng dụng trong mô hình của mình.

Tuy nhiên, để đạt được thành quả giống như những The Coffee House, doanh nghiệp cần phải linh hoạt trong chiến lược Marketing của mình. Đặc biệt, cần phải lưu ý đến đặc điểm và giá trị của ngành hàng và sản phẩm/ dịch vụ mà mình đang cung cấp.

Có thể thấy, xây dựng và triển khai một chiến lược Marketing một cách bài bản và xuyên suốt trong bối cảnh thị trường thay đổi như hiện nay, đòi hỏi rất nhiều nghiên cứu và nỗ lực từ một đội ngũ Marketing.

Thấu hiểu được khó khăn đó, WISE Business ra đời với sứ mệnh giúp đỡ các doanh nghiệp và doanh nhân tìm ra được phương pháp quản trị phù hợp và phát triển bền vững hơn trong thời kỳ 4.0 hiện nay.

WISE Business cung cấp các dịch vụ Marketing trọn gói với chất lượng đã được kiểm chứng qua nhiều dự án. Các dịch vụ của WISE Business bao gồm:

  • Dịch vụ SEO Website
  • Dịch vụ Quản trị Fanpage và Facebook Ads
  • Dịch vụ chăm sóc Website và viết bài chuẩn SEO
  • Dịch vụ thiết kế Website

Hy vọng với bài viết trên, bạn có thể hiểu phần nào hơn về chiến lược kinh doanh của The Coffee House và có cách ứng dụng phù hợp với doanh nghiệp của mình. Theo dõi website WISE Business, group GIÀU LÊN NHỜ MARKETING và group Zalo CHIA SẺ BÍ QUYẾT KHỞI NGHIỆP để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhé!

---------- Đọc full toàn bộ bài viết: https://wisebusiness.edu.vn/chien-luoc-kinh-doanh-cua-the-coffee-house

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KEY VISUAL LÀ GÌ? CÁCH THIẾT KẾ KEY VISUAL CHUYÊN NGHIỆP

KEY HOOK LÀ GÌ? VÍ DỤ VÀ CÁCH VIẾT KEY HOOK TRONG MARKETING

Phân tích chiến lược Marketing của Phúc Long: Từ mảnh đất cao nguyên đến “ông trùm” Big3 ngành Coffee