MÔ HÌNH 7P TRONG MARKETING LÀ GÌ? 3 CẤP ĐỘ CỦA MÔ HÌNH 7P

Đánh giá bài viết

Mô hình 7p trong marketing được cải tiến và đổi mới đáp ứng với sự phát triển của tất cả mọi doanh nghiệp. Khi kinh doanh, bạn cần phải biết rõ thị trường để đưa ra chính xác những gì mà khách hàng cần được thỏa mãn. Khi bạn biết được nhu cầu của khách hàng là gì thì bạn sẽ mang về rất nhiều lợi nhuận. Lúc đó sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn phát triển hơn. 

Vậy bạn biết gì về mô hình 7p trong marketing? 3 cấp độ của nó là gì? Và nó có vai trò gì và cách sử dụng trong chiến lược như thế nào đối với doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu nhé.

1. Mô hình 7p trong marketing là gì?

Mô hình 7P là mô hình dùng để phân tích các yếu tố của một chiến lược marketing. Nó được đặt ra bởi McCarthy vào năm 1960 và được định nghĩa như là một mô hình hoạt động bao gồm nhiều nhân tố khác nhau tác động vào. Đây là một phương pháp hiệu quả để mang sản phẩm của mình tiếp cận với người sử dụng ngay lập tức. Nó đóng góp một phần đáng kể trong quá trình xây dựng lên những thành công cho các doanh nghiệp. 

Mô hình này được pha trộn giữa mô hình cũ với các nhân tố mới sáng tạo và nó khẳng định thêm vị thế của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần xây dựng tính uy tín cho thương hiệu của mình và tìm kiếm những thị trường mới. Đồng thời phát triển chính sách phù hợp với thị trường. Hơn nữa, mô hình này cũng hỗ trợ doanh nghiệp tìm ra những đối tác tiềm năng. Thông qua việc tìm hiểu của người mua, doanh nghiệp sẽ tung thêm các mặt hàng mới. Hoặc cải tiến các mặt hàng và dịch vụ để thoả mãn yêu cầu của người sử dụng.

Mô hình 7p trong marketing gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở, vật chất).

7p trong marketing

Mô hình 7p trong marketing

Nó được phát triển từ 4P và được định nghĩa như sau:

1.1 Product (Sản phẩm)

Trong mô hình 7P, yếu tố sản phẩm (Product) nói về hàng hóa hay dịch vụ của một công ty, bao gồm những sản phẩm đơn lẻ và các gói sản phẩm. Yếu tố thường bao gồm những chi tiết của sản phẩm như nhãn hiệu, kiểu dáng, tính năng, thông số kỹ thuật và giá cả.

Sản phẩm được chế tạo để đáp ứng nhu cầu của một lượng dân số cố định. Sản phẩm của marketing 7P là vô hình hay hữu hình bởi nó tồn tại dưới dạng dịch vụ hoặc hàng hoá.

Đây là một nhân tố được xếp hạng đầu tiên vì nó ảnh hưởng nhiều đối với việc lựa chọn của con người. Không ai sẽ lựa chọn sản phẩm nào mà không cần thiết hay không đáp ứng nhu cầu về chức năng.

Để thành công trong hoạt động bán sản phẩm, doanh nghiệp cần có một sản phẩm thoả mãn yêu cầu của khách hàng và vượt trội so với những sản phẩm khác trên thị trường. Doanh nghiệp cần có một chính sách sản phẩm nhằm bảo đảm rằng sản phẩm của họ liên tục được đổi mới và luôn cam kết với khách hàng.

Vì thế, trong quá trình sản xuất sản phẩm, marketers cần tiến hành tất cả những phân tích chuyên sâu đối với vòng đời của sản phẩm (product life cycle) do họ đang đưa ra.

1.2 Price (Giá cả)

Đây là số tiền mà khách hàng phải trả để có thể sở hữu được sản phẩm đó. Định giá phù hợp là điều quan trọng nhất vì nó sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn tăng doanh thu và cạnh tranh với đối thủ hiệu quả. Nếu doanh nghiệp của bạn điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm, nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch marketing. Đồng thời nó cũng tác động lên doanh thu và giá trị của sản phẩm.

Có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến Price. 

– Đầu tiên là những yếu tố bên trong:

  • Phí tổn: Đây là căn cứ cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Khi xác lập giá, một công ty cần có các chi phí ổn định và bền vững.
  • Chiến lược Marketing: Giá cả là yếu tố then chốt để hướng đến những mục đích Marketing. Các quyết định thiết lập giá cần phải kết hợp nhịp nhàng với những quyết định phát triển sản phẩm, vị thế và tiếp thị.
  • Vòng đời sản phẩm: Những thời điểm khác nhau của vòng đời sản phẩm ảnh hưởng đến việc quyết định mức giá.
  • Hình ảnh của công ty: Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trong quyết định này là danh tiếng và uy tín của công ty.

– Ngoài ra, ta cũng có những yếu tố bên ngoài:

  • Sự cạnh tranh: Để bán hàng, cần phải biết nắm bắt rõ tình hình cung cầu trên thị trường.
  • Người tiêu dùng: Để xác định giá cả, cần tìm hiểu về nhu cầu của người mua và mức độ nhạy cảm của thị trường.
  • Điều kiện kinh tế: Các vấn đề kinh tế bao gồm thất nghiệp, giảm phát, bùng nổ và suy thoái kinh tế.
  • Nền kinh tế bị nhà nước quản lý cũng là một vấn đề khác nên được cân nhắc.

1.3 Place (Địa điểm)

Place là địa điểm hay kênh phân phối để doanh nghiệp có thể định hướng nhằm thu hút các khách hàng. Sản phẩm phải luôn có sẵn ở kênh phân phối thích hợp nhằm đem đến lợi nhuận cao nhất.

– Có ba kênh phân phối lớn hay thấy đó là:

  • Kênh phân phối trực tiếp: Bắt đầu giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng.
  • Kênh phân phối gián tiếp: Từ kênh phân phối cấp 1 thành kênh phân phối cấp 2 và kênh phân phối cấp 3.
  • Kênh phân phối đa cấp: Là những trung gian phân phối kết nối với người tiêu dùng nhằm giới thiệu sản phẩm đến họ rất dễ dàng.

– Các nhà phân phối doanh nghiệp cũng nên đặt mình vào vị thế khách hàng và giải đáp các câu hỏi trên:

  • Khách hàng có thể mua sản phẩm, dịch vụ bạn tại đâu?
  • Bất cứ nơi đâu khách hàng thường xuyên đến, ví dụ như trung tâm điện máy, siêu thị hoặc mua bán online trên những trang thương mai điện tử
  • Ngoài ra, một số kênh trung gian phân phối đã có kinh nghiệm và kỹ thuật bán hàng hoá không?
  • Đâu là các kênh đang có khách hàng tìm kiếm nhất
  • Nhân viên đã có tham dự một số sự kiện hội chợ, triển lãm nào không?
  • Kênh phân phối có khác biệt như thế nào so với doanh nghiệp cạnh tranh?
7p trong marketing

Một trong bảy yếu tố trong mô hình 7p

1.4 Promotion (Quảng cáo)

Là cách thức bạn quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ của mình. Thông qua Promotion, bạn sẽ giới thiệu sản phẩm của mình trong một quảng cáo Marketing có thể tạo ra hiệu ứng với khách hàng tiềm năng. Nó giúp tăng cao độ nhận biết thương hiệu khi bán sản phẩm.

Có những cách thức khác nhau nhằm quảng cáo thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, trong thời đại kỹ thuật số, cũng có nhiều cách Marketing khác để bạn có thể lựa chọn.

– Một số câu hỏi nên cân nhắc nếu bạn tiến hành chiến dịch quảng cáo mới của mình như:

  • Thời điểm lý tưởng nhất để xác định đối tượng mục tiêu của bạn là gì?
  • Những cách Marketing quảng cáo thuyết phục nhất với đối tượng mục tiêu của bạn?
  • Những phương pháp tiếp thị quảng cáo nào tốt nhất cho đối tượng mục tiêu của bạn?

Tuỳ thuộc vào ngân sách và thông điệp của doanh nghiệp mà tiến hành quảng bá sản phẩm

1.5 People (con người) 

Con người được xem là yếu tố quan trọng nhất, vì khách hàng sẽ là người sử dụng dịch vụ. Nếu bạn làm tốt vai trò cung cấp sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được trải nghiệm người dùng. Từ đó, khách hàng sẽ thấy chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp bạn trở nên tốt hơn và ngược lại.

Do vậy, trong quá trình tuyển dụng doanh nghiệp cần đào tạo cho nhân viên về kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm,… để dịch vụ của mình được nâng cao chất lượng toàn diện.

Ngoài ra với các nhân viên năng động, cởi mở sẽ phản hồi trung thực về doanh nghiệp và nêu ra những ý kiến về sở thích của chính họ. Từ đó họ cũng góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

1.6 Process (Quy trình) 

Trong kinh doanh dịch vụ, quy trình thường được lên kế hoạch trước. Sau đó sẽ được thực hiện lại theo quy trình đã đặt trước cho các bên. Quy trình thực hiện nhanh gọn, thời gian ngắn và phù hợp với thỏa thuận luôn được đánh giá cao. 

Sự trải nghiệm về dịch vụ trong thời gian chờ đợi mua hàng, sự hỗ trợ của nhân viên và thái độ hướng dẫn. Tất cả đều sẽ ảnh hưởng đến sự đánh giá của khách hàng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thiết kế quy trình phù hợp để giảm bớt các chi tiêu và đạt được lợi nhuận. 

Khi bạn xây dựng được một quy trình chuyên nghiệp thì khách hàng sẽ giúp bạn quản lý và nâng cao được thương hiệu của mình, giúp khách hàng biết đến nhiều hơn. 

7p trong marketing

Xây dựng quy trình chuyên nghiệp giúp nâng tầm thương hiệu

1.7 Physical Evidence (cơ sở, vật chất)

7p trong marketing, Physical Evidence là yếu tố hữu hình giúp tạo chất lượng và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Cơ sở vật chất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và độ uy tín của doanh nghiệp. Qua đó, khách sẽ đánh giá dịch vụ của doanh nghiệp bạn có tốt hay không. 

Tuỳ vào từng trường hợp để biết cơ sở vật chất có tốt hay không, nó không hẳn là nơi đón tiếp, giấy tờ hay các thiết bị. Mà nó còn giúp khách hàng an tâm và tin tưởng hơn. 

Giống như cách các nhà doanh nghiệp lớn “thao túng tâm lý” của mọi người, khi nhắc đến một sản phẩm khách hàng sẽ nhớ đến doanh nghiệp, thương hiệu của bạn đầu tiên.

2. Vai trò của mô hình 7p trong marketing

Vai trò của chiến lược 7P trong doanh nghiệp ngày càng lớn, tham gia vào toàn bộ hoạt động kinh tế của doanh nghiệp từ lúc lên kế hoạch sản xuất cho tới thời điểm bán ra hàng hoá tới tận tay người tiêu thụ. 

Cụ thể của chiến lược 7P trong marketing là hỗ trợ doanh nghiệp tự tạo nên ưu thế hơn so với đối thủ, lôi kéo khách hàng, . .. tiến hành một số chương trình mà doanh nghiệp có thể yên tâm tồn tại lâu dài trên thị trường. Vì nó đảm bảo khả năng thích nghi với các biến đổi của thị trường, ứng phó nhanh chóng với sự tác động của môi trường bên ngoài.

Bên cạnh đó chiến lược 7P còn sử dụng để cung cấp tới doanh nghiệp xu hướng của thị trường, thỏa mãn kỳ vọng của người tiêu dùng thông qua việc khảo sát, nghiên cứu thị trường bằng nhiều cách và truyền tải thông điệp từ doanh nghiệp đến thị trường, tìm kiếm và xây dựng mẫu mã mới,…

Thông qua chiến lược 7P marketing, người sử dụng trong nước sẽ tiếp nhận được ngay sản phẩm/dịch vụ của nước ngoài và ngược lại. Mô hình 7p này hỗ trợ doanh nghiệp Việt giới thiệu nhanh sản phẩm trong nước đến thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng công tác giao lưu thương mại với bè bạn quốc tế.

3. 3 cấp độ của mô hình 7p

Mô hình 7p marketing là một khái niệm có khuynh hướng đẩy cao vị trí của marketing tại doanh nghiệp, đặc biệt là đối với quản trị doanh nghiệp và quản trị điều hành.

Mô hình 7p marketing có tổng cộng 3 cấp độ:

– Cấp độ 1: 4 nhân tố chính của quản trị marketing

Đây là chuỗi các giải pháp gồm Sản phẩm (từ thiết kế cho đến quá trình tạo nên sản phẩm), Giá (từ chi phí sản xuất cho đến phân phối và giá tiêu dùng), Kết nối tiêu dùng và sau cùng là Quảng bá thương hiệu (thương hiệu trong đó bao hàm cả hàng hoá mà không phải để quảng bá sản phẩm khác).

– Cấp độ 2: 2 yếu tố về giải pháp biểu hiện tinh thần

Ở cấp độ 2 của chương trình 7p marketing này chúng ta chú ý nhiều hơn vào 2 yếu tố tinh thần: Con người và Tổ chức.

– Cấp độ 3: 1 nhân tố tư tưởng tiêu biểu

Ở cấp độ này tập trung vào giá trị của tư tưởng, văn hoá đối với một tổ chức, đặc biệt là một doanh nghiệp đang hoạt động. Giải pháp ở cấp độ này không chỉ thể hiện bằng mục tiêu, sự quan trọng của doanh nghiệp và thương hiệu. 

Văn hoá giao tiếp trong cộng đồng, tư tưởng về giá trị của tổ chức cũng phải có hiệu quả gắn với mỗi cá nhân thành viên. Kể cả với cộng đồng thông qua doanh nghiệp, người sử dụng, hợp tác,…

7p trong marketing

3 cấp độ của mô hình 7p trong marketing

4. Cách sử dụng 7P trong lập kế hoạch chiến lược marketing

Mô hình 7p trong marketing được các doanh nghiệp sử dụng để đặt ra mục tiêu, đưa ra các phân tích về đối thủ. Mô hình này đánh giá được tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp một cách hợp lý nhất. 

Ví dụ bạn đang muốn đưa sản phẩm của công ty mình ra thị trường thì bạn cần phác thảo mô hình 7p như sau:

Giai đoạn giới thiệu (introduction)

  • Product: Mục đích chính là giúp doanh nghiệp kiểm tra khả mua của khách hàng
  • Price: Khách hàng mong muốn giá sản phẩm sản phẩm như thế nào? 
  • Place: Khách hàng muốn tiếp cận sản phẩm qua đâu. 

Ví dụ muốn tiếp thị qua website, hay muốn đến cửa hàng,…

  • Promotion: Quảng cáo phải phù hợp với khách hàng, tránh gây tranh cãi dễ làm khách hàng quay lưng.

Ví dụ: Balenciaga đã có đợt quảng cáo về bộ sưu tập quần áo trẻ em ôm gấu bông nhưng gây phản cảm làm dấy lên sự phẫn nộ của mọi người trên thế giới. Và cuối cùng thương hiệu Balenciaga phải xin lỗi sau vụ việc này. 

  • People: Chuyên viên tư vấn, chăm sóc khách hàng phải được đào tạo chuyên sâu để hiểu thêm về kiến thức cũng như nắm rõ về dịch vụ, để khi tư vấn khách hàng sẽ cho khách hàng được lượng thông tin chính xác và đầy đủ nhất. Giúp khách hàng tin tưởng hơn 
  • Processes: Khách hàng của doanh nghiệp nhỏ được truy cập vào dịch vụ
  • Physical evidence: Khi đưa sản phẩm ra thị trường một thời gian, doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát ý kiến, trải nghiệm người dùng và khuyến khích khách hàng để lại bình luận đánh giá sản phẩm trên website để doanh nghiệp có thể biết sản phẩm/dịch vụ của mình như thế nào để có thể cải thiện tốt hơn nữa. 

Giai đoạn tăng trưởng (growth)

  • Product: Doanh nghiệp cần đưa đến khách hàng những sản phẩm thân thiện với người dùng (phù hợp với mọi đối tượng)
  • Price: Để khách hàng biết đến sản phẩm của mình thì bạn cần đưa ra được chương trình dùng thử hoặc giảm giá mấy ngày đầu để khách hàng dùng thử. 
  • Place: Khả dụng dưới dạng ứng dụng cho Android/iOS
  • Promotion: Cần tập trung vào các ưu điểm của sản phẩm mà khách hàng đang có nhu cầu hay quan tâm đến chúng. 
  • People: Quy trình tuyển dụng phải đủ nhanh. Đảm bảo mở rộng quy mô để hỗ trợ khách hàng theo sự tăng trưởng doanh số
  • Processes: Tuỳ vào từng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp sẽ có các thông tin riêng  đến họ. 
  • Physical evidence: Tuỳ vào từng doanh nghiệp muốn xây dựng cơ hở của mình ở đâu. Ví dụ: Website, Facebook,…

Giai đoạn trưởng thành (maturity)

Đây là giai đoạn bạn biết rằng sản phẩm của mình đã có một vị thế nhất định trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, khi có nhiều đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ khó giữ được thị phần hơn. Do đó, bạn cần có kế hoạch phòng thủ sẵn bằng cách giảm giá, khuyến mãi hoặc cải tiến sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới tiếp theo, v.v.

  • Product: giai đoạn này cần cải thiện tính năng cho sản phẩm và nghiên cứu sản phẩm mới để đưa ra thị trường trong tương lai gần.
  • Price: giá sẽ bị giảm để có thể giữ được thị phần và cạnh tranh với các đối thủ.
  • Place (Phân phối): mở rộng nhiều kênh phân phối hơn giai đoạn 2, nhất là sử dụng đa số ngân sách để giành điểm bán từ các nhà phân phối.
  • Promotion (Xúc tiến): tiếp tục quá trình xây dựng thương hiệu, giữ chân khách hàng. Cùng với đó là tạo các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng, cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
  • People: Doanh nghiệp có thể tuyển dụng trên các trang mạng xã hội.
  • Processes: Doanh nghiệp cần cho nhân viên hỗ trợ khách hàng 24/7
  • Physical evidence: Trên hóa đơn cần thể hiện được thương hiệu doanh nghiệp của bạn. 

Giai đoạn thoái trào (decline)

Có thể thị hiếu khách hàng thay đổi. Lúc này, doanh nghiệp của bạn cần đưa ra thị trường một sản phẩm mới với tính năng đa dạng, mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dùng.

  • Product (Sản phẩm): doanh nghiệp cần phát triển, cải tiến sản phẩm để có tiềm lực cạnh tranh với các đối thủ khác.
  • Price (Giá): giá sản phẩm sẽ bị giảm mạnh hoặc xả hàng để có thể thu hồi lại vốn tối đa.
  • Place (Phân phối): các kênh phân phối dần bị thu hẹp và lúc này bạn cần duy trì kênh hoạt động tốt nhất để thu hút người dùng mua hàng.
  • Promotion: Đo lường hiệu quả của từng phương pháp và hoạt động thúc đẩy chiến lược mới
  • People: Các tố chất nhân viên cần đạt được sau chiến dịch
  • Processes: Doanh nghiệp cần hỗ trợ cho khách quốc tế về các ngôn ngữ. 
  • Physical evidence: Giai đoạn này bạn cần cho khách hàng thấy công ty uy tín và chất lượng. 

Vậy, việc sử dụng Mô hình 7P trong marketing sẽ giúp doanh nghiệp của bạn lập ra được kế hoạch chiến lược một cách toàn diện hơn. Bằng cách này, bạn có thể áp dụng hiệu quả và đạt được thành công. 

Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp khi kinh doanh là tạo ra lợi nhuận. Và chiến lược 7P trong marketing là một mô hình đã được chứng minh để đạt được mục tiêu này. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về marketing.

Theo dõi website WISE Business, group GIÀU LÊN NHỜ MARKETING và group Zalo CHIA SẺ BÍ QUYẾT KHỞI NGHIỆP để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhé!

---------- Đọc full toàn bộ bài viết: https://wisebusiness.edu.vn/mo-hinh-7p-trong-marketing-la-gi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KEY VISUAL LÀ GÌ? CÁCH THIẾT KẾ KEY VISUAL CHUYÊN NGHIỆP

KEY HOOK LÀ GÌ? VÍ DỤ VÀ CÁCH VIẾT KEY HOOK TRONG MARKETING

Phân tích chiến lược Marketing của Phúc Long: Từ mảnh đất cao nguyên đến “ông trùm” Big3 ngành Coffee