BUSINESS ANALYTICS LÀ GÌ? XU HƯỚNG NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP TƯƠNG LAI?

4.7/5 - (3 bình chọn)

Business Analyst hay còn gọi là nhà phân tích kinh doanh, những người giúp hướng dẫn các doanh nghiệp cải thiện quy trình, sản phẩm, dịch vụ và phần mềm thông qua phân tích dữ liệu. Họ đứng giữa ranh giới giữa công nghệ thông tin và doanh nghiệp để giúp thu hẹp khoảng cách và nâng cao hiệu quả. Chuyên gia Business Analyst được ví như “tác nhân của sự thay đổi và là một cách tiếp cận có kỷ luật để quản lý sự thay đổi đối với các tổ chức.”.

Hãy đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về Business Analytics là gì và xu hướng nhân sự doanh nghiệp trong tương lai!

1. Business Analytics là gì?

Business Analytics tạm dịch là chuyên viên phân tích kinh doanh.  Nó là công việc bao gồm các kỹ năng, phân tích, áp dụng công nghệ và đặc biệt phải hiểu rõ các vấn đề trong kinh doanh. Những người làm Business Analytics thường có cái nhìn đa chiều. Đặc biệt, họ có thể nhìn thấy nhiều chiến lược kinh doanh và thời cơ vàng giúp doanh nghiệp phát triển.

business analysis la gi

Tìm hiểu về Business Analytics

Business Analyst chịu trách nhiệm thu hẹp khoảng cách giữa công nghệ thông tin và doanh nghiệp bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu để đánh giá các quy trình, xác định yêu cầu và đưa ra các đề xuất và báo cáo dựa trên dữ liệu cho giám đốc điều hành và các bên liên quan. Business Analytics trong lĩnh vực khoa học dữ liệu có vị trí rất quan trọng. Nhưng vẫn còn một lĩnh vực khác chiếm vị trí quan trọng không kém. Khi hai lĩnh vực này kết hợp với nhau sẽ tạo ra bộ đôi hoàn hảo mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn có được. Đó chính là Data Analytics. 

2. Data Analytics là gì?

Data Analytics hay chuyên viên phân tích dữ liệu. Họ là những người chuyên thu thập và tổng hợp dữ liệu với số lượng lớn. Sau đó, dựa vào thuật toán để sắp xếp và chuyển chúng thành dữ liệu dùng cho các doanh nghiệp. 

data

Tìm hiểu về Data Analytics

Data Analytics bao gồm rất nhiều mặt của dữ liệu. Do đó kỹ thuật Data Analytics cũng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, như là: khoa học, xã hội và kinh doanh. Trong thời đại công nghệ bùng nổ, phát triển Data Analytics là cách tốt nhất giúp các công ty, doanh nghiệp ra quyết định chính xác hơn. 

Ví dụ: Một doanh nghiệp cà phê, đang hoàn thiện sản phẩm cà phê mới của mình. Doanh nghiệp sẽ thu hút nguồn khách hàng bằng cách cho họ thử cà phê và đưa ra đánh giá. Từ nhiều thông tin mà lượng lớn khách hàng đã nhận xét, các chuyên viên Data Analytics sẽ cô đọng lại và gửi đến doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp đã có đủ cơ sở hoàn thiện sản phẩm và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. 

Bộ đôi Business Analytics và Data Analytics thoạt nhìn có nhiều điểm rất giống nhau, gây hiểu lầm cho nhiều người. Thế nên, hãy để WISE Business giúp bạn phân biệt rõ hai phạm trù này một cách tinh gọn nhất, dễ hiểu nhất.

3. Phân biệt Business Analytics Data Analytics

 

3.1. Điểm giống nhau Business Analytics và Data Analytics

Điểm giống đầu tiên chính là những chuyên gia trong ngành Business Analytics và Data Analytics đều phải có bốn kỹ năng quan trọng:

  • Phân tích: Khởi đầu của tất cả sự thành công là kỹ năng này. Một khi không có khả năng phân tích, người giữ vị trí “đầu tàu” sẽ đánh mất hướng đi của mình.
  • Giao tiếp: Rất cần khi làm việc với rất nhiều người nên kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng 
  • Giải quyết vấn đề: Rất nhiều dữ liệu cần phải được giải quyết nên khi làm hai ngành này họ phải khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác. 
  • Kiến thức chuyên ngành: Vì dữ liệu có rất nhiều mảng khác nhau nên muốn làm ngành này yêu cầu bắt buộc phải có kiến thức chuyên ngành.

3.2. Điểm khác nhau 

Chuyên viên Data Analytics là những người làm việc trực tiếp với dữ liệu của doanh nghiệp. Họ chuyên xử lý các công việc như: xử lý thông tin, chuẩn bị, lưu trữ dữ liệu,…vv  Giả sử trong ngành kế toán thì Data Analytics như là một người kiểm sổ sách, xử lý, tập hợp, các số liệu cho những người khác sử dụng.

Còn về Business Analytics có thế mạnh là phân tích dữ liệu do Data Analytics chuyển qua. Lượng dữ liệu khổng lồ trong thời đại công nghệ số đang giúp ích cho các chuyên viên Business Analytics trong việc phân tích được các mặt như sau:

  • Mô tả dùng để phân tích các dữ liệu ở quá khứ: Đối với doanh nghiệp việc mô tả giúp doanh nghiệp rút ra kinh nghiệm nhằm tránh phạm phải sai lầm của các doanh nghiệp đi trước.
  • Giải thích tại sao nó xảy ra: Đặt ra các câu hỏi giúp đi sâu vào vấn đề, từ đó doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, đa chiều nhất.
  • Dự đoán những việc có thể xảy ra: Phương thức hiệu quả giúp dự đoán các trường hợp có thể xảy ra giúp doanh nghiệp có thể xoay sở các vấn đề lúc khó khăn.
  • Đề xuất những việc phải làm: Một sự thật, rằng là bất kỳ ông chủ nào cũng muốn các chuyên gia của họ có làm tốt việc đề xuất  giải pháp. Hoặc ít nhất là những việc doanh nghiệp cần phải làm để vạch ra hướng phát triển nhất.

Ví dụ: Cũng là một doanh nghiệp đang dự định mở một chuỗi cửa hàng cà phê. Họ bắt đầu nghiên cứu thị trường và tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến sai lầm của các nhãn hàng lớn. Sau đó nhờ vào việc khảo sát, dự đoán thị trường chuyên viên Business Analytics đánh giá rằng: “Doanh nghiệp nên mở một chuỗi cửa hàng cà phê tự phục vụ và phù hợp với khẩu vị của người việt”. 

Xem thêm: PERFORMANCE MARKETING LÀ GÌ? PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

4. Ưu và nhược điểm của Business Analytics

uu diem

Phân tích ưu và nhược điểm của Business Analytics

4.1. Ưu điểm của Business Analytics

  • Thu nhập cao: Hiện nay lương của ngành Business Analytics rất cao. Theo nghiên cứu, thu nhập bình quân của các chuyên viên Business Analytics là 20 triệu đồng/ tháng. Riêng người có kinh nghiệm trên 5 năm đã có thu nhập tối thiểu là 19 triệu đồng/ tháng và tối đa có thể lên đến 90 triệu đồng/tháng.
  • Cơ hội phát triển nghề nghiệp: Ngành Business Analytics có triển vọng phát triển rất lớn ở Việt Nam và đang cực kỳ thiếu nhân lực. Do đó cơ hội phát triển và tiến thân trong lĩnh vực này ở Việt Nam là rất lớn.
  • Mở rộng các mối quan hệ: Việc cải thiện kỹ năng giao tiếp khi làm chuyên viên Business Analytics giúp chúng ta có nhiều mối quan hệ mới thông qua những phòng ban khác nhau và những người làm việc trực tiếp với chuyên viên Business Analytics như quản lý, giám đốc, chủ tịch.
  • Khả năng phân tích bao quát: Làm với nhiều số liệu giúp cho chuyên viên Business Analyticscó khả năng phân tích bao quát và tìm ra những thiếu sót (dù rất nhỏ) để giải quyết vấn đề.

4.2. Nhược điểm của Business Analytics

Ở Việt Nam, hiên chưa có một trường đào tạo ngành Business Analytics chính quy. Dẫn đến  khó khăn về việc đào tạo nhân lực trong nước, đồng thời làm tăng nguy cơ “chảy máu chất xám”. Vì sinh viên Việt Nam hoặc người mong muốn chinh phục công việc này bắt buộc phải du học các nước khác, hoặc làm trái ngành tích lũy các kinh nghiệm. 

Kết quả là một số chuyên viên Business Analytics chưa đủ chuyên môn để công tác tại các doanh nghiệp. Hệ lụy kèm theo là những công ty, doanh nghiệp này dễ dàng bị thất bại trong chiến lược kinh doanh. 

Vậy muốn trở thành một chuyên viên Business Analytics chúng ta cần làm gì và trao đổi các kỹ năng nào hãy cùng WISE Business tìm hiểu ngay!

5. Làm gì để trở thành chuyên viên Business Analytics.

Theo hiệp hội BA quốc tế, muốn trở thành một chuyên viên Business Analytics chúng ta cần phải rèn luyện bốn kỹ năng:

  • Kỹ năng phân tích 

Đọc các dữ liệu và đưa ra các phân tích và dự đoán. Ở một doanh nghiệp tuyển chọn chuyên viên Business Analytics họ cần người đó phải có kỹ năng phân tích tốt từ các dữ liệu. Để từ đó đưa ra các hướng đi giúp doanh nghiệp phát triển, cũng như  phân tích những cái sai cái còn tồn tại trong doanh nghiệp để loại bỏ hoàn toàn.

  • Kỹ năng giao tiếp 

Vì phải làm việc với rất nhiều ban, nhiều người phụ trách ở các mục liên quan nên đòi hỏi ở chuyên viên Business Analytics phải có kỹ năng giao tiếp tốt, diễn giải vấn đề tốt để mọi người hiểu và làm theo từ đó doanh nghiệp sẽ phát triển.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Không chỉ trong ngành Business Analytics mới cần kỹ năng giải quyết vấn đề mà là mọi lĩnh vực trong đời sống đều rất cần. Nhưng với chuyên viên Business Analytics thì kỹ năng giải quyết vấn đề phải nhanh hơn, tốt hơn để mang lại giải pháp kịp thời.  Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ tránh được rất nhiều thất thoát hoặc sẽ đem về lợi nhuận rất lớn.

  • Kiến thức chuyên ngành 

Trong lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động. Những câu hỏi cần kiến thức chuyên ngành gì, học các khối ngành kỹ thuật có thể áp dụng vào không, cần có biết nhiều về code khi làm Business Analytics không và rất nhiều câu hỏi khác? Kỹ thuật vẫn chưa cần lắm. Các kiến thức về code chỉ cần nhưng rất ít chủ yếu là code về biểu đồ và các dữ liệu và các code đó sẻ giúp chúng ta xem biểu đồ dữ liệu nhanh hơn. Ngành Business Analytics rất cần kiến thức về kinh tế và phân tích thị trường.

6. Lợi ích của Business Analytics mang lại cho doanh nghiệp.

  • Đánh giá được thông tin: Nhờ vào các thông tin dữ liệu tổng hợp được, doanh nghiệp có thể sử dụng và đưa ra đánh giá chính xác về hướng đi cho mình.
  • Giảm chi phí: Việc tổng hợp dữ liệu giúp hạn chế các sai lầm đã diễn ra,và đề phòng các sai lầm có thể gặp phải.
  • Đưa ra quyết định chuẩn xác: Dựa trên dữ liệu thực,quyết định phải có phân tích logic và dựa trên dữ liệu nên chính xác hơn rất nhiều.

Ngành Business Analytics là một mảnh đất màu mỡ để đặt dấu mốc trong sự nghiệp của mỗi người, đặc biệt là những ai đã, đang và sẽ theo đuổi lĩnh vực này. Vì vậy, hãy theo đuổi lĩnh vực này và phát triển chúng ở Việt Nam.

Theo dõi website WISE Business, group GIÀU LÊN NHỜ MARKETING và group Zalo CHIA SẺ BÍ QUYẾT KHỞI NGHIỆP để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhé!

---------- Đọc full toàn bộ bài viết: https://wisebusiness.edu.vn/business-analytics-la-gi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KEY VISUAL LÀ GÌ? CÁCH THIẾT KẾ KEY VISUAL CHUYÊN NGHIỆP

KEY HOOK LÀ GÌ? VÍ DỤ VÀ CÁCH VIẾT KEY HOOK TRONG MARKETING

Phân tích chiến lược Marketing của Phúc Long: Từ mảnh đất cao nguyên đến “ông trùm” Big3 ngành Coffee