CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ NHẤT 2023

Đánh giá bài viết

Việc lựa chọn mô hình tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống quản lý, giúp nhà lãnh đạo tối ưu nguồn lực và nâng cao hiệu suất làm việc. Vậy có những mô hình tổ chức nào trong doanh nghiệp? Cùng WISE Business khám phá ngay bên dưới nhé!

I. Tầm quan trọng của mô hình tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp

mô hình tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp

Mô hình tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp bao gồm các hệ thống, quy trình từ việc thu hút, đào tạo, xây dựng, phát triển cho đến đánh giá, giữ chân những nguồn nhân lực phù hợp cho doanh nghiệp.

Việc lựa chọn mô hình tổ chức nhân sự ngay từ khi mới thành lập giúp đặt nền móng cho sự phát triển của doanh nghiệp và mang lại những lợi ích sau:

Tăng hiệu quả làm việc: Giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, phân chia công việc một cách hợp lý, tăng cường sự chuyên nghiệp trong công việc, từ đó giúp tăng hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự.

Giảm chi phí: Đây là lý do doanh nghiệp nên xây dựng mô hình tổ chức nhân sự ngay từ ban đầu, giúp tối ưu hóa nguồn lực cho doanh nghiệp.

Tăng tính linh hoạt: Giúp tăng tính linh hoạt trong quản lý và điều hành công việc, giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh với thị trường và các thay đổi trong hoạt động kinh doanh.

Nâng cao sự hài lòng của nhân viên: Giúp tạo môi trường làm việc thuận lợi, nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao, từ đó nâng cao sự hài lòng và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp.

II. Làm cách nào để xây dựng mô hình tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp hiệu quả

 Một mô hình tổ chức nhân sự hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuyển dụng kỹ lưỡng, nhân sự phù hợp…Dưới đây là các bước xây dựng mô hình các doanh nghiệp nên áp dụng ngay cho tổ chức của mình.

Bước 1: Xác định rõ mục tiêu

xac dinh ro muc tieu de xay dung mo hinh nhan su trong doanh nghiep

Doanh nghiệp nên xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn thường tập trung vào các thành tựu và kết quả cần đạt trong thời gian ngắn, trong khi mục tiêu dài hạn liên quan đến hướng phát triển và vị trí dài hạn của doanh nghiệp.

Bước 2: Phân tích nhu cầu

Doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá lại nhân sự trong từng bộ phận. Sau đó, mới xác định cần tuyển mới hay đào tạo lại nhân viên hiện có.

Bước 3: Cơ cấu lại tổ chức

xay dung co cau to chuc xay dung mo hinh nhan su trong doanh nghiep

Sau khi đã xác định rõ mục tiêu, phân tích nhu cầu nhân sự, doanh nghiệp sẽ cơ cấu lại tổ chức bao gồm việc xác định các bộ phận (phòng ban) và các vị trí công việc cần thiết. Lưu ý, mỗi bộ phận có mục tiêu và nhiệm vụ rõ ràng để không chồng chéo công việc.

Bước 4: Chọn lựa đúng người

Việc lựa chọn đúng người ngay từ đầu sẽ góp phần tối đa hóa mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời, giảm nguy cơ phải tốn thời gian và nguồn lực để thay thế nhân sự không phù hợp.

Bước 5: Đào tạo và phát triển

dao tao va phat trien xay dung mo hinh nhan su trong doanh nghiep

Doanh nghiệp nên đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên ngay từ ban đầu, không chỉ giúp cho nhân viên nâng cao năng lực, hoàn thiện các kỹ năng mà còn tạo môi trường làm việc tích cực

Bước 6: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Đây là một trong những bước mà nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thường không tập trung đầu tư ngay từ khi mới thành lập. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự đoàn kết, sáng tạo giữa các thành viên. Bên cạnh đó, một văn hóa doanh nghiệp vững chắc tạo ra tầm nhìn chung cho tổ chức, giúp cho các thành viên nỗ lực làm việc hướng đến mục tiêu chung.

Bước 7: Đánh giá hiệu suất định kỳ

danh gia hieu suat dinh ky xay dung mo hinh nhan su trong doanh nghiep

Việc đánh giá hiệu suất định kỳ giúp cho nhà lãnh đạo theo dõi tiến trình làm việc của nhân viên, từ đó, đưa ra các phản hồi nhanh chóng và đảm bảo hiệu suất làm việc của cả hệ thống.

Bước 8: Điều chỉnh và cải tiến

Quá trình điều chỉnh và cải tiến đảm bảo cho tổ chức hoạt động không cồng kềnh và cứng nhắc. Thay vào đó, tổ chức luôn linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.

Bước 9: Thúc đẩy động lực

thuc day dong luc xay dung mo hinh nhan su trong doanh nghiep

Một trong những bước quan trọng để tạo động lực và giữ chân nhân viên chính là đưa ra những chính sách phúc lợi hợp lý như những phần thưởng khen ngợi, tăng lương, tăng chức cho những nhân viên cho thành tích và đóng góp xuất sắc. Điều này, sẽ tạo môi trường làm việc tích cực và khích lệ sự cam kết gắn bó của nhân viên.

Bước 10: Giao tiếp cởi mở và công bằng

Đây là bước tạo ra môi trường làm việc thoải mái, nhân viên tự do cởi mở chia sẻ ý kiến, ý tưởng của mình mà không sợ phê phán hay đánh giá của người khác. Việc duy trì giao tiếp cởi mở và công bằng giúp xây dựng đội ngũ nhân viên mạnh mẽ, sáng tạo và cùng hướng về mục tiêu chung.

Xem thêm: CÁC VẤN ĐỀ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP

III. Khám phá các mô hình tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay có nhiều mô hình tổ chức nhân sự khác nhau. Vì vậy, tùy theo quy mô, lĩnh vực hoạt động đặc thù của doanh nghiệp mà lựa chọn loại hình tổ chức phù hợp.

1. Mô hình quản lý Harvard

mo hinh to chuc nhan su trong doanh nghiep Harvard

Mô hình tổ chức nhân sự Harvard được phát triển vào năm 1984 và nghiên cứu bởi Michael Beer cùng các nhóm chuyên gia Đại học Harvard. Mô hình lấy con người làm gốc thông qua xây dựng mối quan hệ hòa hợp giữa nhà lãnh đạo và các thành viên trong một tổ chức, từ đó tạo động lực và thúc đẩy đạt mục tiêu chung.

Mô hình quản lý nhân sự Harvard bao gồm 5 thành phần chính:

– Quyền lợi giữa các bên liên quan: Mô hình đảm bảo quyền lợi giữa các bên liên quan từ người lao động, quản lý, cổ đông, nhà nước…để tránh các xung đột lợi ích không đáng có.

Các yếu tố bên trong và bên ngoài: yếu tố bên trong như lực lượng lao động, môi trường làm việc, chiến lược kinh doanh…; yếu bên ngoài bao gồm công nghệ, luật pháp, xã hội, môi trường sống, thị trường lao động…đều có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.

Sự lựa chọn chính sách: Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách bao gồm lương thưởng, chế độ làm việc, sự dịch chuyển lao động từ công việc này sang công việc khác…Do đó, nhà quản lý cần xem xét các yếu tố thay đổi để đưa ra các chính sách phù hợp.

Kết quả nhân sự: Doanh nghiệp cần đảm bảo 4 tiêu chí về cam kết cống hiến công ty, sự công bằng về cơ hội và quyền lợi lao động; đánh giá đúng năng lực nhân sự; tối ưu hiệu quả chi phí giúp quản lý chủ động trong chiến lược nhân sự.

Hậu quả lâu dài: Những quy trình xây dựng theo mô hình này giúp mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

2. Mô hình tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp Dave Ulrich

mo hinh to chuc nhan su trong doanh nghiep Dave Ulrich

Mô hình nhân sự Dave Ulrich do nhà lãnh đạo tư tưởng Dave Ulrich sáng lập vào năm 1996. Mô hình này là quá trình chia nhỏ cấu trúc nhân sự thành 4 cấp khác nhau:

– Đối tác chiến lược: Đây là nhóm nhân sự tập trung vào việc hỗ trợ tổ chức xây dựng chiến lược liên quan đến nhân sự. Họ đóng góp vào việc phát triển các kế hoạch và chính sách hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển cá nhân của nhân viên.

– Tác nhân thay đổi: Nhóm này tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm làm việc của nhân viên. Họ nghiên cứu văn hóa tổ chức, xác định các điểm cần cải thiện và lên kế hoạch thay đổi.

 – Chuyên gia hành chính: Nhóm này tập trung vào quản lý và hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của bộ phận nhân sự. Họ sử dụng dữ liệu để đo lường hiệu quả của các quy trình và chức năng nhân sự, đảm bảo rằng mọi hoạt động diễn ra một cách hiệu quả.

 – Nhà vô địch của nhân viên: Nhóm này tập trung vào việc quyền lợi và sự phát triển của nhân viên. Thông thường vai trò này ở cấp quản lý nhằm đảm bảo sự phát triển hòa nhập, gắn kết, và bảo vệ quyền lợi của nhân viên.

3. Mô hình 8 chiếc hộp của Paul Boselie

mo hinh to chuc nhan su trong doanh nghiep 8 chiec hop Paul Boselie

Mô hình 8 chiếc hộp của Paul Boselie là khung khái niệm được sử dụng để mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến nhà quản lý và nhân sự trong tổ chức. Việc áp dụng mô hình tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp này giúp tối ưu hóa các hoạt động quản trị, từ đó, nâng cao hiệu suất của tổ chức.

 Theo mô hình này, chiến lược nhân sự bao gồm 6 thành phần sau đây:

– Các hoạt động nhân sự dự định: bao gồm các công việc tiếp nhận, tuyển dụng, đào tạo và các công việc khác trong tuyển dụng nhân sự

– Thực hành nhân sự thực tế: Đề cập sự hợp tác giữa nhân sự và nhà quản lý. Tuy nhiên, khi nhà quản lý thực hiện có thể dẫn đến kết quả khác so với những dự định ban đầu.

– Thực hành nhận thức: Đây là cách nhân viên nhận thức và đánh giá các hoạt động của tổ chức. Mặc dù các hoạt động được thực hiện chuyên nghiệp, bài bản nhưng nhân viên có thể nhìn nhận theo một chiều hướng khác.

– Kết quả nhân sự: Là kết quả thực tế của các hoạt động thực hành nhận thức của nhân sự.

– Các mục tiêu nhân sự quan trọng: Các kết quả nhân sự sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu sau này.

– Các mục tiêu kinh doanh cuối cùng: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng phụ thuộc vào các mục tiêu nhân sự quan trọng như: doanh số, lợi nhuận, thị phần…

4. Mô hình tổ chức nhân sự Maslow

mo hinh to chuc nhan su trong doanh nghiep maslow

Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: nhân sự, marketing. Trong tổ chức nhân sự, tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp cho nhà quản lý xác định các nhu cầu cơ bản của nhân viên, từ đó, nâng cao năng suất làm việc và tăng tỷ lệ cam kết gắn bó với doanh nghiệp.

Mô hình tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp Maslow bao gồm 5 tầng cơ bản:

– Tầng 1 – Nhu cầu sinh học: bao gồm các yếu tố cần thiết như thức ăn, nước uống, nhà ở, quần áo, vui chơi giải trí…

– Tầng 2 – Nhu cầu an toàn và ổn định: Nhu cầu mong muốn con người ở tầng này là một môi trường sống, sinh hoạt an toàn và đáng tin cậy.

– Tầng 3 – Nhu cầu xã hội: Nhu cầu mong muốn ở tầng này là tham gia, gắn kết với gia đình, bạn bè, xã hội

– Tầng 4 – Nhu cầu tôn trọng: Nhu cầu mong muốn được người khác tôn trọng, yêu thương và tin cậy.

– Tầng 5 – Nhu cầu thể hiện bản thân: Đây là tầng cao nhất trong quản lý nhân sự Maslow, nhu cầu con người khao khát thể hiện bản thân, mong muốn sự công nhận của người khác

5. Mô hình Grow khai phá tiềm năng của nhân viên

mo hinh to chuc nhan su trong doanh nghiep grow

Mô hình Grow được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực huấn luyện và đào tạo nhân sự. Với mô hình tổ chức nhân sự này, nhà lãnh đạo sẽ giúp cho nhân viên xác định các mục tiêu, cũng như, tình hình hiện tại của họ, từ đó, đưa ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy nhân viên đạt được mục tiêu.

Các bước để triển khai mô hình này như sau:

Bước 1: Xác định các mục tiêu

Bước 2: Kiểm tra tình hình hiện tại của nhân viên bao gồm kiến thức, kỹ năng…

Bước 3: Tìm kiếm các giải pháp phù hợp cho mỗi nhân viên

Bước 4: Sẵn sàng thực hiện

6. Mô hình quản lý ma trận

mo hinh to chuc nhan su trong doanh nghiep ma tran

Mô hình tổ chức ma trận là phản ánh cơ cấu nhân sự của tổ chức hiện tại. Thông qua mô hình này, mỗi cá nhân sẽ biết mình thuộc bộ phận nào và báo cáo công việc cho ai. Cụ thể mỗi cá nhân sẽ báo cáo công việc của mình với nhiều người quản lý khác nhau.

Các mô hình ma trận thường được sử dụng trong các doanh nghiệp lớn hoặc các dự án phức tạp, nơi có nhiều yếu tố và nhóm công việc cần phối hợp chặt chẽ với nhau.

Mô hình này mang lại sự linh hoạt trong việc sử dụng tài nguyên và dễ dàng đổi mới và sáng tạo. Tuy nhiên, cũng có thể gây ra sự phân tán khiến việc ra quyết định và quản lý trở nên phức tạp hơn,

7. Mô hình tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp theo sản phẩm

mo hinh to chuc nhan su trong doanh nghiep theo san pham

Quản lý theo sản phẩm là mô hình phân chia tổ chức thành nhiều nhóm chuyên trách cho từng loại sản phẩm riêng biệt. Thông thường, mô hình này sẽ có người phụ trách chính và nhiều nhân viên chức năng khác nhau sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả trong việc phát triển và tiếp thị. Thường áp dụng đối với doanh nghiệp có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ.

8. Mô hình nhân sự theo địa lý, khu vực

mo hinh to chuc nhan su trong doanh nghiep theo dia ly khu vuc

Mô hình tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp này là sự phân chia tổ chức thành các đơn vị dựa trên vị trí địa lý, khu vực. Mỗi đơn vị sẽ quản lý và hoạt động độc lập tại vùng địa lý hay khu vực nhất định.

Mô hình này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp đa nhánh. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình quản lý, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và đúng nhu cầu văn hóa của từng vùng miền.

9. Mô hình quản lý theo chức năng

mo hinh to chuc nhan su trong doanh nghiep theo chuc nang

Mô hình quản lý theo chức năng thường được sử dụng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mô hình này chia tổ chức thành nhiều phòng ban khác nhau, mỗi phòng ban sẽ có chức năng riêng và được quản lý độc lập. Ưu điểm của mô hình là giúp cho nhân viên có cơ hội phát triển các kỹ năng, nâng cao chuyên môn, đồng thời, giúp cho nhà quản lý dễ dàng giám sát các hoạt động triển khai hiệu quả.

Xem thêm: ỨNG DỤNG NGUYÊN TẮC THIÊN NGA TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ

Trên đây là những thông tin liên quan đến mô hình tổ chức nhân sự và các loại mô hình tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp hiệu quả nhất hiện nay.  Theo dõi website WISE Business, group GIÀU LÊN NHỜ MARKETING và group Zalo CHIA SẺ BÍ QUYẾT KHỞI NGHIỆP để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhé!

---------- Đọc full toàn bộ bài viết: https://wisebusiness.edu.vn/mo-hinh-to-chuc-nhan-su-trong-doanh-nghiep

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KEY VISUAL LÀ GÌ? CÁCH THIẾT KẾ KEY VISUAL CHUYÊN NGHIỆP

KEY HOOK LÀ GÌ? VÍ DỤ VÀ CÁCH VIẾT KEY HOOK TRONG MARKETING

Phân tích chiến lược Marketing của Phúc Long: Từ mảnh đất cao nguyên đến “ông trùm” Big3 ngành Coffee