6 vai trò của văn hoá doanh nghiệp
Bài vết này là một phần của chủ đề văn hoá doanh nghiệp mà chúng tôi đã và đang truyền tải đến đọc giả.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn đọc về văn hoá doanh nghiệp bạn sẽ cần những kiến thức tổng quan trước khi tìm hiểu chi tiết về từng nội dung của văn hoá doanh nghiệp, hãy đọc bài viết sau: Văn hóa doanh nghiệp là gì? 4 văn hóa phổ biến nhất hiện nay
Trong trường hợp bạn đang lưỡng lự tự hỏi có nhất thiết phải tìm hiểu vai trò của văn hoá doanh nghiệp hay không? Hãy đọc bài viết sau: Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và 5 lợi ích chính
Hoặc bạn đang thực sự quan tâm, đang cần tìm hiểu sâu, chi tiết về chủ đề văn hoá doanh nghiệp và đặc ngiệt là vai trò của văn hoá doanh nghiệp thì đây là bài viết dành cho bạn.
1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Với những kiến thức tổng quan mà WISE Business trước đó đã truyền tải thì chúng ta có thể tóm ngọn lại văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi được chia sẻ bởi tất cả thành viên trong một tổ chức.
Văn hoá của doanh nghiệp rất quan trọng bởi vì nó xác định cách mọi người trong công ty cư xử với nhau, với khách hàng và với các đối tác khác.
Với một nền văn hoá doanh nghiệp được xây dựng thành công sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có hiệu suất làm việc cao, thu hút được rất nhiều nhân viên giỏi có thực lực,… Và đặc biệt là công ty của bạn sẽ gây được ấn tượng khó quên trong lòng mỗi khách hàng.
Bạn sẽ thấy rất rõ các lợi ích được nêu trên khi đi sâu vào phân tích case study văn hoá doanh nghiêp của Vingroup. Vậy vai trò của văn hoá doanh nghiệp là như thế nào mà đóng góp mạnh mẽ cho sự thành công của Vingroup đến như vậy?
2. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp
Mỗi Vai trò của văn hoá doanh nghiệp đều có tác động sâu sắc đến sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Dưới đây là 6 vai trò hay chức năng của văn hoá doanh nghiệp được nghiên cứu bởi giáo sư Edgar Schein một trong những người đầu tiên định hình nên văn hóa doanh nghiệp.
2.1 Định hướng và tạo động lực cho nhân viên
Theo như Edgar Schein, một trong những vai trò văn hoá doanh nghiệp đầu tiên và quan trọng nhất là định hướng và tạo động lực cho nhân viên.
Khi nhân viên hiểu rõ và đồng cảm với văn hóa doanh nghiệp, họ sẽ có động lực làm việc hơn. Họ không đơn thuần làm việc vì lương thưởng mà còn vì họ thấy công việc của mình thực sự có ý nghĩa, đã và đang đóng góp vào một mục tiêu lớn. Điều này tạo ra mối quan hệ sâu sắc giữa các nhân viên và doanh nghiệp.
Điển hình như Tesla, nơi nhân viên được training để hiểu rõ sứu mệnh của công ty là “Thúc đẩy sự chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng bền vững”. Đã khiến cho nhân viên có cảm giác mình đang thay đổi thế giới thông qua các công việc thường ngày.
Không những thế Tesla còn trao quyền cho nhân viên điều này khiến họ cảm thấy thực sự mình đang có vai trò rất quan trọng từ đó họ đã cống hiến hết mình cho công ty.
Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp giúp cho nhân viên hiểu rõ những hành vi, thái độ như thế nào được khuyến khích và những thái độ nào không được chấp nhận trong tổ chức. Điều này tạo ra một khuôn khổ rõ ràng để họ định hướng hành động và quyết định của mình trong công việc hàng ngày.
Nếu không có văn hóa doanh nghiệp, nhân viên sẽ cảm thấy mất phương hướng, thiếu năng lượng và không hiểu rõ mục tiêu của tổ chức. Điều này có thể dẫn đến hiệu suất làm việc thấp, tỷ lệ nghỉ việc cao và môi trường làm việc thiếu sự gắn kết.
2.2 Xây dựng bản sắc độc đáo và hình ảnh doanh nghiệp
Bản sắc doanh nghiệp được tạo nên từ các giá trị cốt lõi, những triết lý kinh doanh và cách hoạt động của công ty. Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quyết định những điều này, hay nói cách khác làm tốt văn hoá doanh nghiệp sẽ giúp bạn xây dựng một bản sắc doanh nghiệp độc đáo.
Công ty Apple là một ví dụ xuất sắc về việc sử dụng văn hóa doanh nghiệp để xây dựng bản sắc và hình ảnh. Với văn hóa đề cao sự tối giản, sáng tạo và chất lượng, Apple đã xây dựng cho mình một hình ảnh thương hiệu ấn tượng trong lòng khách hàng trên toàn thế giới.
Đây chính là lợi thế cạnh tranh lớn của Apple. Bởi khách hàng thường có xu hướng chọn những doanh nghiệp có giá trị và triết lý kinh doanh phù hợp với niềm tin của họ.
Cũng như cách bạn đi mua điện thoại, bạn là người đơn giản, bạn sẽ chọn những chiếc điện thoại đơn giản vừa hay Iphone ở đó và đơn giản theo mong muốn của bạn, công ty Apple cũng như bạn, trung thành với sự đơn giản họ lược bỏ đi bàn phím vật lý, cắt bỏ jack cắm tai nghe, phím home… Vừa hay đây là điều bạn thích. Và tất cả được gọi là bản sắc, hình ảnh doanh nghiệp.
Tóm lại, Nếu một tổ chức thiếu văn hóa doanh nghiệp rõ ràng, họ có thể gặp khó khăn trong việc định hình và truyền đạt bản sắc của mình.. Điều này có thể dẫn đến hình ảnh mờ nhạt, thiếu nhất quán và khó tạo ấn tượng với khách hàng và đối tác.
2.3 Tạo môi trường làm việc năng động tích cực và hiệu quả
Văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ khuyến khích sự hợp tác, trao đổi kiến thức và nâng cao tinh thần hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức. Điều này tạo ra một môi trường làm việc năng động, sáng tạo và hiệu quả, nơi mọi người đều cảm thấy được trao quyền để đóng góp ý kiến và thực hiện các ý tưởng mới.
Văn hóa doanh nghiệp cũng góp phần xây dựng các mối quan hệ tích cực giữa nhân viên, giữa cấp quản lý và nhân viên. Điều này giúp giảm thiểu xung đột, tăng cường sự tin tưởng và tạo ra một bầu không khí làm việc hài hòa.
Khi thiếu văn hóa doanh nghiệp tích cực, môi trường làm việc có thể trở nên căng thẳng, thiếu tinh thần hợp tác và kém hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhân viên stress, giảm năng suất và tăng tỷ lệ nghỉ việc.
Một ví dụ điển hình là Zappos, công ty bán lẻ giày và quần áo trực tuyến, được biết đến với văn hóa doanh nghiệp, tập trung vào việc mang lại sự hài lòng cho cả nhân viên công ty và khách hàng. Văn hóa này đã tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ, sáng tạo giúp Zappos trở thành một trong những nơi làm việc được yêu thích nhất tại Mỹ.
2.4 Giúp quá trình ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
Văn hóa doanh nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tổ chức. Khi có những giá trị và niềm tin chung được chia sẻ, nhân viên có thể dựa vào chúng để định hình cách họ phản ứng với các tình huống phức tạp.
Một văn hóa doanh nghiệp vững chắc sẽ cung cấp cho nhân viên khung tham chiếu để đưa ra quyết định, giúp họ nhận biết khi nào cần phải linh hoạt điều chỉnh hoặc thay đổi hướng đi. Thay vì chỉ chạy theo quy trình và chính sách cứng nhắc, nhân viên sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc đưa ra các quyết định sáng tạo dựa trên những giá trị cốt lõi của tổ chức.
Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận và phản biện. Nhân viên được khuyến khích bày tỏ ý kiến và quan điểm đa dạng mà không lo ngại bị phê phán hay chỉ trích. Điều này không chỉ giúp tăng cường khả năng giải quyết vấn đề mà còn tạo ra sự đổi mới trong quy trình làm việc.
Ngược lại, nếu văn hóa doanh nghiệp yếu kém, nhân viên có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định đúng đắn trước những tình huống khó khăn. Nhân viên có thể cảm thấy thiếu tự tin hoặc do dự khi tham gia thảo luận trực tiếp, khiến tổ chức không khai thác được những nguồn tài nguyên quý giá từ các thành viên.
Ví dụ, văn hóa tại FPT với tinh thần “Tôn Đổi Đồng”, nhấn mạnh vào sự đổi mới, đã góp phần tạo nên sự thành công của những lãnh đạo như ông Hoàng Nam Tiến, một người gần gũi, sáng tạo, và đầy quyết đoán. Đây hứa hẹn sẽ là một case study đầy hấp dẫn. Cùng chúng tôi tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp của FPT
2.5 Tạo điều kiện phát triển nhân lực và thu hút nhân tài
Một trong những vai trò nổi bật nhất của văn hóa doanh nghiệp là thu hút và phát triển nhân tài, đặc biệt trong thị trường lao động cạnh tranh hiện nay. Môi trường làm việc tích cực, thân thiện và thú vị, kết hợp với cơ hội học hỏi và phát triển, sẽ thu hút nhân tài và khiến họ ưu tiên và chọn tổ chức của bạn để cống hiến.
Một văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ thu hút nhiều nhân tài, và giữ chân họ lại làm việc với công ty lâu bền hơn. Những nhân viên cảm thấy được trân trọng, tham gia vào quá trình phát triển của công ty có xu hướng cam kết và gắn bó hơn với tổ chức hơn.
Điều này giúp nâng cao sự trung thành của nhân viên và giảm tỷ lệ nghỉ việc, từ đó tiết kiệm chi phí cho việc đào tạo và tuyển dụng nhân sự mới.
Thêm vào đó, việc đầu tư vào phát triển nhân lực cũng góp phần nâng cao hiệu suất làm việc. Khi nhân viên được khuyến khích học tập và phát triển kỹ năng, họ sẽ trở nên tự tin hơn trong công việc của mình, từ đó mang lại giá trị lớn hơn cho tổ chức.
Tuy nhiên, nếu văn hóa doanh nghiệp không hỗ trợ sự phát triển của nhân viên, tổ chức có thể phải đối mặt với thực trạng thiếu hụt lao động chất lượng cao, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của công ty.
2.6 Khuyến khích sáng tạo, đổi mới
Khi tổ chức tạo ra môi trường phù hợp, nơi mọi người có thể tự do chia sẻ ý tưởng mà không lo bị phê bình, và nhận được sự công nhận xứng đáng, nhân viên sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển các giải pháp sáng tạo và cải tiến quy trình làm việc hiệu quả hơn.
Việc có một tổ chức văn hoá cởi mở và chào đón những ý tưởng mới sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với các thay đổi của thị trường.
Ví dụ điển hình cho điều này là Google, nơi mà công ty khuyến khích nhân viên tự do khám phá và đề xuất các ý tưởng mới thông qua các chương trình như “20% time”, cho phép nhân viên dành 20% thời gian làm việc của mình cho các dự án cá nhân. Điều này đã dẫn đến nhiều sản phẩm sáng tạo nổi bật, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của Google trên thị trường.
3. Làm cách nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực?
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xác định và truyền đạt rõ ràng tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty.
Bên cạnh đó, việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và giao tiếp cởi mở cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa doanh nghiệp. Một văn hóa doanh nghiệp vững mạnh không chỉ giúp nâng cao tinh thần làm việc nhóm mà còn tạo ra sự gắn kết bền chặt giữa các thành viên trong tổ chức.
Hiểu rõ tầm quan trọng của những yếu tố này, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng văn hóa tổ chức hiệu quả, giúp bạn tối ưu hóa môi trường làm việc và xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao.
4. Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp của Wise Busine
Có thể thấy vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế ngày nay là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải liên tục đổi mới và tối ưu hóa quy trình hoạt động của mình.
Hiểu được điều này, Wise Business tự hào mang đến dịch vụ tư vấn doanh nghiệp chuyên nghiệp, giúp các tổ chức xác định rõ ràng mục tiêu, xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn, cung cấp những giải pháp kịp thời và sáng tạo nhất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững cho doanh nghiệp của bạn.
>>> Xem thêm: Coaching tư vấn doanh nghiệp của Wise Business
- Về chuyên gia của công ty
Lưu Minh Hiển là một chuyên gia khởi nghiệp có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Anh sở hữu nhiều thành tích đáng nể:
- TOP 100 doanh nhân khởi nghiệp xuất sắc Việt Nam năm 2021 do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao tặng.
- Founder CEO Trường đào tạo doanh nhân WISE BUSINESS – Nơi cung cấp các chương trình đào tạo chuyên nghiệp về khởi nghiệp, quản lý doanh nghiệp.
- Founder CEO Hệ thống Trung tâm Anh ngữ WISE ENGLISH, Top đầu Trung tâm uy tín nhất cả nước.
- MOKRs Master, một trong những người đầu tiên ứng dụng OKRs thành công tại Việt Nam.
- Chuyên gia, diễn giả đào tạo về khởi nghiệp, quản lý doanh nghiệp, nhân sự, Marketing.
- Thạc sĩ Trường Kinh tế Chính Trị London (London School of Economics LSE), Top 01 Đại học đào tạo Kinh tế, Tài chính ở vương quốc Anh.
- Thủ khoa Đại học Manchester, Anh Quốc, một trong những trường trong top đầu của Vương quốc Anh và bảng xếp hạng Đại học Thế giới.
- Học bổng toàn phần học tại Đại học Manchester, Anh quốc.
- Từng đào tạo cho Vietnam Airlines, tại các trường Đại học lớn như ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh tế Đà Nẵng, v.v…
Với kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và sự uy tín trong lĩnh vực khởi nghiệp, anh Lưu Minh Hiển là nguồn cảm hứng và là người thầy đáng tin cậy cho các doanh nhân trẻ muốn xây dựng văn hoá doanh nghiệp và hiểu được các vai trò của văn hoá doanh nghiệp.
Kết luận
Như vậy, vai trò của văn hoá doanh nghiệp là giữ động lực cho nhân viên và xây dựng bản sắc thương hiệu, kết nối các mục tiêu chiến lược và giúp nhân viên tìm thấy ý nghĩa trong công việc, tạo cảm giác thân thuộc… Tất cả những điều này lý giải tại sao văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển tổ chức.
Hy vọng với những dòng phân tích rõ ràng ở trên của Wise Business sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của văn hoá doanh nghiệp.
---------- Đọc full toàn bộ bài viết: https://wisebusiness.vn/vai-tro-cua-van-hoa-doanh-nghiep
Nhận xét
Đăng nhận xét