Văn hoá doanh nghiệp bao gồm những gì? 6 yếu tố quan trọng nhất

Bài viết này của WISE Business tiếp nối chuỗi kiến thức về văn hóa doanh nghiệp nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ văn hoá doanh nghiệp bao gồm những gì? 6 yếu tố quan trọng nhất trong văn hóa doanh nghiệp. Từ đó giúp bạn có kiến thức sâu sắc và ứng dụng vào thực tiễn.

1. Tổng quan văn hóa doanh nghiệp

Tony Hsieh – Cực CEO của Zappos đã khẳng định rằng “văn hoá doanh nghiệp của bạn chính là thương hiệu của bạn”. Ông ấy cũng đã nhấn mạnh rằng việc xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển nội bộ và tạo ra ấn tượng lâu dài đối với khách hàng.

Nguyên nhân là bởi những giá trị mà công ty nuôi dưỡng bên trong sẽ phản ánh trực tiếp ra bên ngoài dưới hình thức dịch vụ, sản phẩm và trải nghiệm thương hiệu.

Tony Hsieh - Cực CEO của Zappos
Tony Hsieh – Cực CEO của Zappos

Trên đây là nội dung khái quát về văn hóa doanh nghiệp, nếu bạn lần đầu tiếp xúc với khái niệm văn hóa doanh nghiệp và bạn cần những kiến thức tổng quan về nó hãy đọc bài viết Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Nếu bạn đang lưỡng lự có nên dành thời gian tìm hiểu và ứng dụng văn hóa doanh nghiệp hay không? Hoặc bạn chưa rõ về tầm quan trọng cua văn hóa doanh nghiệp, hãy tìm hiểu ở bài viết chi tiết: Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và 5 lợi ích chính

Nếu bạn đang cần những kiến thức sâu sắc, chi tiết và bạn đang thắc mắc các thành phần để làm nên văn hóa doanh nghiệp thì đây là bài viết dành cho bạn.

2. Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những gì?

Có thể thấy văn hoá doanh nghiệp là một khái niệm phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Để hiểu rõ hơn về cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp, chúng ta sẽ phân tích sáu yếu tố chính cấu thành nên nó. Vậy văn hoá doanh nghiệp bao gồm những gì:

2.1 Tầm nhìn và sứ mệnh

Jeff Bezos – Nhà sáng lập Amazon đã từng nói: “Tầm nhìn dài hạn là chìa khóa của sự thành công bền vững”. Một doanh nghiệp vững mạnh luôn khởi đầu từ một tầm nhìn rõ ràngtập trung vào giá trị cốt lõi.

Từ tầm nhìn đó, các mục tiêu chiến lược được vạch ra giúp doanh nghiệp dễ dàng hướng đến mọi hoạt động và quyết định. Khi đã xác định được đích đến, giống như Amazon, doanh nghiệp sẽ kiên định với lộ trình dài hạn và thực hiện từng bước một cách kiên trì để đạt được sự tăng trưởng liên tục.

Jeff Bezos - Nhà sáng lập Amazon
Jeff Bezos – Nhà sáng lập Amazon

Do đó, tầm nhìn và sứ mệnh là nền tảng của mọi văn hoá doanh nghiệp. Chúng định hướng cho mọi hoạt động và quyết định trong công ty.

Vậy như thế nào là tầm nhìn?

Tầm nhìn trong văn hoá doanh nghiệp là hình ảnh về tương lai mà công ty hướng tới. Nó mô tả điều mà tổ chức muốn trở thành hoặc đạt được trong dài hạn. Một tầm nhìn mạnh mẽ có thể truyền cảm hứng và thúc đẩy nhân viên, đồng thời cung cấp một mục tiêu chung để mọi người cùng hướng tới.

Ví dụ có thể thấy về tầm nhìn của Apple dưới thời Steve Jobs là “mang lại sự đột phá và đổi mới trong công nghệ”. Tầm nhìn này đã định hướng cho mọi quyết định sản phẩm và chiến lược kinh doanh của công ty, dẫn đến sự ra đời của những sản phẩm mang tính cách mạng như iPhone và iPad.

Còn công ty của bạn, tầm nhìn hay hình mẫu mà công ty bạn hướng tới trong 10 năm tới là gì?

Còn sứ mệnh là gì?

Sứ mệnh là mục đích hiện tại của công ty và cách thức đạt được tầm nhìn đã được đề ra. Sứ mệnh thường bao gồm các mục tiêu cụ thể và các giá trị mà công ty cam kết tuân thủ trong quá trình hoạt động.

Một ví dụ về sứ mệnh rõ ràng từ Apple là: “Mang đến những sản phẩm tốt nhất trên thế giới và tạo ra sự khác biệt thông qua đổi mới.”. Sứ mệnh này nhằm định hướng cho các sản phẩm và dịch vụ của Apple và trực tiếp ảnh hưởng đến cách công ty tương tác với người dùng.

Tôi hiểu đây là 2 khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Đây cũng là lý do bạn cần xem bảng sau

Phân biệt Sứ mệnh Tầm nhìn
Định nghĩa Mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu. Mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai.
Thời gian Ngắn hạn, tập trung vào hiện tại. Dài hạn, tập trung vào tương lai.
Tính chất Thể hiện lý do tồn tại và vai trò của doanh nghiệp. Thể hiện tham vọng và đích đến của doanh nghiệp.
Mục tiêu chính Định rõ nhiệm vụ cụ thể, thực tiễn. Định hướng chiến lược, dẫn dắt sự phát triển lâu dài.
Ví dụ “Đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ cho mọi người.” “Trở thành tổ chức giáo dục toàn cầu hàng đầu.”

Tôi tin rằng với những kiến thức được truyền đạt một cách chi tiết như trên là đủ để bạn có thể xác định được yếu tố đầu tiên trong văn hóa doanh nghiệp. Và đừng để tuột mất kiến thức, ngay bây giờ hãy lấy ra giấy bút để nghi lại sứ mệnh và tầm nhìn cho doanh nghiệp bạn.

2.2 Giá trị cốt lõi đối với văn hoá doanh nghiệp

Khác với sứ mệnh và tầm nhìn, giá trị cốt lõi là những nguyên tắc và niềm tin trong văn hoá doanh nghiệp. Điều này giúp định hình hành động cũng như quyết định trong một tổ chức.

Satya Nadella – Cựu chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft cũng đã nhận định Giá trị cốt lõi đóng vai trò như một “la bàn đạo đức” cho tổ chức, giúp định hướng các quyết định từ cấp chiến lược đến các hoạt động hàng ngày. Chúng ảnh hưởng đến cách công ty đối xử với nhân viên, khách hàng, đối tác kinh doanh và cộng đồng.

Satya Nadella - Cựu chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft
Satya Nadella – Cựu chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft

Một ví dụ nổi bật về giá trị cốt lõi là của Google với “Đừng làm điều xấu” (Don’t be evil). Mặc dù đơn giản, nhưng giá trị này đã trở thành một phần không thể tách rời trong văn hoá doanh nghiệp của Google, ảnh hưởng đến mọi quyết định kinh doanh và sản phẩm của công ty.

Hoặc có thể thấy ở một công ty khác có giá trị cốt lõi mạnh mẽ trong văn hoá doanh nghiệp là Patagonia, với cam kết về bảo vệ môi trường. Giá trị này đã ảnh hưởng đến cách họ sản xuất sản phẩm và định hình cả chiến lược marketing và quan hệ với khách hàng của họ.

Để giá trị cốt lõi thực sự trở thành một phần của văn hoá doanh nghiệp, chúng cần được:

  1. Truyền đạt rõ ràng và thường xuyên cho tất cả nhân viên.
  2. Thể hiện trong hành động của lãnh đạo và quản lý.
  3. Tích hợp vào các quy trình và chính sách của công ty.
  4. Sử dụng làm tiêu chí trong việc đánh giá hiệu suất và ra quyết định.

Việc thực hiện hoạt động kinh doanh khi giá trị cốt lõi được thực hiện một cách nhất quán sẽ tạo ra văn hoá doanh nghiệp đặc sắc. Điều này giúp công ty thu hút và giữ chân những nhân viên có cùng chí hướng, đồng thời xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

2.3 Phong cách lãnh đạo

Văn hoá doanh nghiệp chịu hưởng sâu sắc đến phong cách lãnh đạo. Cách thức mà các nhà lãnh đạo tương tác với nhân viên, ra quyết định và đối phó với thách thức sẽ định hình nên văn hóa của tổ chức.

Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, mỗi phong cách đều có thể tạo ra một loại văn hóa doanh nghiệp riêng biệt:

  1. Lãnh đạo chuyển đổi: Phong cách này tập trung vào việc truyền cảm hứng và động viên nhân viên hướng tới một tầm nhìn chung. Nó thường tạo ra một văn hóa đổi mới và học hỏi liên tục.
  1. Lãnh đạo dân chủ: Phong cách này khuyến khích sự tham gia và đóng góp ý kiến từ tất cả các thành viên trong tổ chức. Nó thường dẫn đến một văn hóa cởi mở và hợp tác.
  1. Lãnh đạo theo tình huống: Phong cách này thích ứng với từng tình huống và nhu cầu cụ thể. Nó có thể tạo ra một văn hóa linh hoạt và thích ứng nhanh.
  1. Lãnh đạo phục vụ: Phong cách này đặt nhu cầu của nhân viên lên hàng đầu. Nó thường dẫn đến một văn hóa tập trung vào con người và sự phát triển cá nhân.

Elon Musk là một ví dụ điển hình của phong cách lãnh đạo chuyển đổi. Với tầm nhìn đầy tham vọng, ông không chỉ đơn thuần muốn tạo ra những sản phẩm như ô tô điện hay tên lửa mà còn hướng đến việc thay đổi toàn diện các ngành công nghiệp này.

Tại Tesla, Musk đã thúc đẩy sự phát triển của năng lượng sạch và phương tiện tự hành, truyền cảm hứng cho nhân viên và khách hàng cùng tin vào một tương lai bền vững.

Tại SpaceX, ông đặt mục tiêu đưa con người lên sao Hỏa, khuyến khích nhân viên sáng tạo và vượt qua giới hạn hiện tại của khoa học vũ trụ.

Những quyết định táo bạo như phát triển tên lửa tái sử dụng của SpaceX đã thay đổi ngành công nghiệp không gian và thể hiện rõ phong cách lãnh đạo truyền cảm hứng, định hình tương lai mà Musk luôn theo đuổi.

Để chọn được phong cách lãnh đạo phù hợp chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn trong một chủ đề khác bởi phong cách lãnh đạo phải được xây dựng dựa trên môi trường, tính cách lãnh đạo cùng với một tập hợp gồm nhiều kĩ năng khác nhau. Đó sẽ là một chủ đề rất rộng và chúng tôi sẽ viết nó trong thời gian tới.
Hoặc nếu bạn muốn được hiểu nó ngay bây giờ hãy liên hệ ngay cho chóng tôi theo form dưới đây để được tư vấn miễn phí.

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI LÊN ĐẾN 40 TRIỆU ĐỒNG

2.4 Khả năng học hỏi và cải tiến

Theo báo cáo “Global Human Capital Trends” do Deloitte công bố năm 2016, các công ty có nền văn hóa học tập mạnh mẽ có khả năng hồi phục nhanh hơn khi gặp khủng hoảng và tận dụng cơ hội mới một cách hiệu quả. Báo cáo này cho thấy rằng các công ty có môi trường học tập tốt có khả năng:

  • Tăng trưởng nhanh hơn 37% so với các công ty khác.
  • Tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn 50%.
  • Tỷ lệ sáng tạo và đổi mới cao hơn 92%.

Những số liệu này nhấn mạnh mối quan hệ giữa văn hóa học tập và khả năng thích ứng, phát triển của doanh nghiệp.

Một ví dụ điển hình là IBM, nơi mà việc học tập và đổi mới liên tục được xem là một giá trị cốt lõi. Công ty này khuyến khích nhân viên tham gia vào các chương trình đào tạo, nghiên cứu và phát triển nhằm cập nhật kỹ năng và kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Điều này đã góp phần nâng cao tay nghề của nhân viên và còn giúp IBM duy trì vị thế cạnh tranh trong ngành.

IBM - một tập đoàn về công nghệ máy tính đa quốc gia
IBM – một tập đoàn về công nghệ máy tính đa quốc gia

Để thúc đẩy văn hóa học hỏi và cải tiến, các tổ chức có thể áp dụng một số biện pháp:

  1. Xây dựng môi trường khuyến khích thử nghiệm: Nhân viên cần cảm thấy an toàn khi đưa ra ý tưởng mới và thực hiện các thí nghiệm mà không sợ chịu rủi ro lớn. Điều này có thể đạt được bằng cách khuyến khích tư duy sáng tạo và đánh giá tích cực những sai sót như là cơ hội học hỏi.
  1. Thúc đẩy cộng tác và chia sẻ kiến thức: Các tổ chức nên khuyến khích việc chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm giữa các thành viên trong đội ngũ để tạo ra một cộng đồng học hỏi. Những buổi họp, hội thảo và các hình thức kết nối khác đều giúp tăng cường tinh thần hợp tác và học hỏi lẫn nhau.
  1. Cung cấp các cơ hội đào tạo: Đầu tư vào việc phát triển kỹ năng và nâng cao kiến thức cho nhân viên không chỉ là nghĩa vụ mà còn là chiến lược thông minh giúp tổ chức duy trì phong độ tốt nhất.

Khi những yếu tố này được thực hiện, khả năng học hỏi và cải tiến sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá doanh nghiệp, giúp tổ chức tồn tại và phát triển bền vững.

2.5 Sự đổi mới và sáng tạo

Nhiều tổ chức hiện đại, như Tesla hay Amazon, đã chứng minh rằng một văn hoá doanh nghiệp đầy sáng tạo có thể mang lại lợi ích to lớn. Tesla khuyến khích nhân viên nghĩ ra những giải pháp chưa từng có trong ngành công nghiệp ô tô.

Điều này không giúp công ty phát triển các sản phẩm tiên tiến và thu hút những tài năng hàng đầu muốn tham gia vào cuộc cách mạng xanh.

Việc hình thành một môi trường mà sự đổi mới được coi trọng cần phải bắt đầu từ tầm nhìn lãnh đạo rõ ràng cùng với việc tìm kiếm sự đóng góp từ tất cả thành viên trong tổ chức. Lãnh đạo cần truyền cảm hứng cho đội ngũ trải nghiệm những ý tưởng mới và thử nghiệm mà không sợ thất bại

Ngoài ra, tổ chức cần khuyến khích sự sáng tạo thông qua các chương trình khen thưởng và ghi nhận những cá nhân, nhóm có giải pháp hoặc ý tưởng xuất sắc. Những hoạt động nội bộ như hackathons hoặc ngày hội sáng tạo cũng rất hiệu quả để xây dựng khẩu vị đổi mới và tinh thần hợp tác.

Khi tối ưu hóa các quy trình và khuyến khích ý tưởng mới, tổ chức sẽ biến mỗi nhân viên thành một nguồn lực quan trọng trong hành trình đổi mới. Điều này sẽ nâng cao cơ hội thành công trong việc tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của thị trường.

2.6 Khả năng thích ứng với thay đổi

Đối mặt với sự thay đổi là một phần không thể thiếu của bất kỳ tổ chức nào trong thế giới kinh doanh hiện đại. Khả năng thích ứng với sự thay đổi không chỉ đến từ khả năng quản lý khủng hoảng mà còn từ văn hóa tổ chức trong việc chấp nhận và tận dụng các cơ hội mới.

Những tổ chức linh hoạt thường có khả năng thay đổi cấu trúc tổ chức, quy trình làm việc và chiến lược để phù hợp với những yêu cầu thay đổi từ bên ngoài. Chẳng hạn, Zoom nổi lên như một nền tảng giao tiếp chính trong thời kỳ đại dịch Covid-19, nhờ vào khả năng nhanh chóng thích ứng và mở rộng dịch vụ của mình. Công ty đã phát triển tính năng mới và hoàn thiện trải nghiệm người dùng chỉ trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu tăng cao.

Khả năng thích ứng với thay đổi
Zoom – Khả năng thích ứng với thay đổi

Một số phương pháp tổ chức có thể áp dụng để nâng cao khả năng thích ứng bao gồm:

  1. Đào tạo nhân viên về tư duy linh hoạt: Bằng cách thúc đẩy một ý thức chung về sự thay đổi và tầm quan trọng của việc thích ứng, mọi người sẽ cảm thấy dần quen với việc đối mặt với thách thức.
  1. Tạo một môi trường cởi mở: Một môi trường làm việc mà mọi cá nhân đều cảm thấy thoải mái chia sẻ ý tưởng, lo lắng và suy nghĩ về sự thay đổi sẽ giúp súc tiến sự chuẩn bị cho người lao động thích ứng bền vững.
  1. Linh hoạt trong việc phân chia nhiệm vụ: Tổ chức cũng cần biết điều chỉnh chức danh và nhiệm vụ của nhân viên theo những thay đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng để tối ưu hóa nguồn lực hiện có.

Bằng cách xây dựng văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ, tổ chức không chỉ chống lại những biến động mà còn có thể phát huy tối đa các lợi ích tiềm năng từ sự thay đổi.

3. Các vấn đề thường gặp khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp, có một số vấn đề thường gặp mà các tổ chức phải đối mặt. Dưới đây là một số các vấn đề có thể thấy khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp:

3.1 Sự thiếu nhất quán trong giá trị cốt lõi

Một trong những vấn đề lớn nhất khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp là sự thiếu nhất quán trong việc truyền tải và thực hiện các giá trị cốt lõi. Nhiều công ty tuyên bố có những giá trị như “tôn trọng”, “sáng tạo” hay “hợp tác”, nhưng trong thực tế, hành vi của nhân viên và lãnh đạo lại không phản ánh điều đó. Điều này dẫn đến mất niềm tin từ phía khách hàng và đối tác.

Giải pháp: Doanh nghiệp nên tổ chức các buổi đào tạo nhân viên để giải thích rõ ràng các giá trị cốt lõi và tại sao văn hoá doanh nghiệp lại quan trọng. Qua đó, tạo cơ hội cho nhân viên chia sẻ ý kiến và cảm nhận của họ về các giá trị này.

3.2 Khó khăn trong việc duy trì sự cam kết

Khi văn hoá doanh nghiệp chưa được củng cố vững chắc, nhân viên có thể mất đi sự cam kết với tổ chức. Điều này đặc biệt đúng khi có sự thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo hoặc chính sách công ty. Nếu nhân viên không cảm thấy gắn bó với văn hóa và mục tiêu chung, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp.

Giải pháp: Doanh nghiệp cần thiết lập các chỉ số không chỉ đánh giá kết quả mà còn cả quy trình làm việc. Việc này giúp nhân viên nhận ra giá trị của từng bước trong công việc và cảm thấy được ghi nhận không chỉ ở kết quả cuối cùng.

Thông thường khi triển khai văn hóa doanh nghiệp thường xảy ra rất nhiều những vấn đề không đáng có và tất cả những vấn đề đều sẽ tiêu hao nguồn lực của bạn làm cho doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Chính vì vậy dịch vụ coaching tư vấn doanh nghiệp của WISE Business ra đời.

4. Giới thiệu dịch vụ Coaching tư vấn doanh nghiệp WISE Business

Giới thiệu dịch vụ Coaching tư vấn doanh nghiệp WISE Business
Giới thiệu dịch vụ Coaching tư vấn doanh nghiệp WISE Business

Hiện nay, có nhiều các lãnh đạo doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi họ thường hay áp đặt các văn hoá doanh nghiệp lên đội ngũ nhân sự của họ mà không truyền đạt kĩ càng hoặc các văn hoá doanh nghiệp này sẽ mạng lại gì cho doanh nghiệp.

Vì thế để giúp các doanh nghiệp có thể truyền đạt được những văn hoá đến với đội ngũ nhân viên và giúp các doanh nghiệp có những phương pháp và giải pháp cụ thể để xây dựng cũng như triển khai văn hoá doanh nghiệp thì tại đây, Wise Business cung cấp dịch vụ coaching 1-1 cá nhân cùng với chuyên gia nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết vấn đề.

>>> Xem thêm: Coaching tư vấn doanh nghiệp của Wise Business

Về chuyên gia của công ty

Lưu Minh Hiển là một chuyên gia khởi nghiệp có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Anh sở hữu nhiều thành tích đáng nể:

Hinh anh gioi thieu CEO Luu Minh HIen
CEO Lưu Minh Hiển là một chuyên gia khởi nghiệp
    • TOP 100 doanh nhân khởi nghiệp xuất sắc Việt Nam năm 2021 do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao tặng.
    • Founder CEO Trường đào tạo doanh nhân WISE BUSINESS – Nơi cung cấp các chương trình đào tạo chuyên nghiệp về khởi nghiệp, quản lý doanh nghiệp.
    • Founder CEO Hệ thống Trung tâm Anh ngữ WISE ENGLISH, Top đầu Trung tâm uy tín nhất cả nước.
    • MOKRs Master, một trong những người đầu tiên ứng dụng OKRs thành công tại Việt Nam.
    • Chuyên gia, diễn giả đào tạo về khởi nghiệp, quản lý doanh nghiệp, nhân sự, Marketing.
    • Thạc sĩ Trường Kinh tế Chính Trị London (London School of Economics LSE), Top 01 Đại học đào tạo Kinh tế, Tài chính ở vương quốc Anh.
    • Thủ khoa Đại học Manchester, Anh Quốc, một trong những trường trong top đầu của Vương quốc Anh và bảng xếp hạng Đại học Thế giới.
    • Học bổng toàn phần học tại Đại học Manchester, Anh quốc.
    • Từng đào tạo cho Vietnam Airlines, tại các trường Đại học lớn như ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh tế Đà Nẵng, v.v…

Với kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và sự uy tín trong lĩnh vực khởi nghiệp, anh Lưu Minh Hiển là nguồn cảm hứng và là người thầy đáng tin cậy cho các doanh nhân trẻ muốn xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

5. Kết luận

Bài viết đã trả lời câu hỏi văn hóa doanh nghiệp bao gồm những gì? Thông qua việc trình bày chi tiết 6 yếu tố quan trọng nhất văn hóa doanh nghiệp và cách giải quyết các vấn đề thường gặp. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nếu bạn cần thêm thông tin hay hỗ trợ chi tiết hơn về coaching và tư vấn doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với WISE Business.

---------- Đọc full toàn bộ bài viết: https://wisebusiness.vn/van-hoa-doanh-nghiep-bao-gom-nhung-gi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA GOOGLE: 12 YẾU TỐ ĐẶC BIỆT NHẤT

Brand Positioning Là Gì? Chiến Lược Xây Dựng Chi Tiết 2023

KEY VISUAL LÀ GÌ? CÁCH THIẾT KẾ KEY VISUAL CHUYÊN NGHIỆP